Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thông tin về thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam

9 tháng đầu năm, nhập khẩu dựng từ Nhật Bản có mức tăng mạnh, tăng 232,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 15,3 triệu USD, chiếm 32,1% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các chủng loại chính được nhập từ thị trường này bao gồm: dựng bản, dựng không dệt, dựng mex, dựng 100% polyester, dựng vải, dựng cắt sẵn…

8 tháng, nhập khẩu xơ của Việt Nam đạt gần 108 ngàn tấn, trị giá 176,6 triệu USD, tăng 7,0% về lượng và 18,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Xơ được nhập khẩu về nhiều nhất từ thị trường Đài Loan, với khối lượng nhập khẩu đạt gần 30,2 ngàn tấn, trị giá 50,3 triệu USD, chiếm 28% tổng lượng xơ nhập khẩu, giảm 8,2% về lượng nhưng lại tăng 4,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. 

 
- 8 tháng đầu năm 2008, giá xơ nhập khẩu trung bình từ các thị trường chính tiếp tục xu hướng tăng, tăng trung bình tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái và dao động trong khoảng từ 1.027 – 2.588 USD/tấn. Trong đó, giá nhập khẩu từ Thái Lan tăng 10,5%, lên1.521 USD/tấn; giá nhập khẩu từ Đài Loan tăng 13,5%, lên1.669 USD/tấn và giá nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 26,3%, lên mức1.672 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2007.
 
- 9 tháng đầu năm 2008, giá nhập khẩu dựng trung bình từ các thị trường chính dao động từ 0,23 – 1,89 USD/mét, tăng từ 2,7 – 41% so với cùng kỳ 2007.
 
- Giá mex dựng – polyester 100% shirting interting dyed width 92 cm nhập khẩu từ Nhật Bản tháng 10/2008 giảm nhẹ 0,8% so với giá cuối quý II/08 và giảm 6,7% so với giá tháng 4/08 đạt 2,48 USD/mét, CIF, Cảng Hải Phòng.
 
- Giá xơ polyester 1.2DX32 mm raw white semi – dull nhập khẩu từ Trung Quốc tháng 10/2008giảm mạnh, giảm 11,5% so với cùng kỳ tháng trước và giảm 2,3% so với giá cuối quý I/08, xuống còn 1.300 USD/tấn,. Giá xơ polyester 4D*51mm chưa chải thô nhập khẩu từ Hàn Quốc cùng xu hướng giảm, giảm 8% so với cùng kỳ tháng trước và giảm 5% so với giá cuối quý II/08 còn 1.700 USD/tấn. Giá xơ staple tổng hợp chưa chải kỹ 1.4dx38mm A grade nhập khẩu từ Thái Lan giảm mạnh 16% so với cùng kỳ tháng trước và giảm 5,7% so với giá cuối quý II/08, xuống 1.330 USD/tấn.

(Theo Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container