Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu

Trong khi kim ngạch xuất khẩu chung bị sụt giảm thì ngành dệt may trong nước vẫn đạt được kim ngạch xuất khẩu cao nhất (4,08 tỷ USD) và đứng vững trong khủng hoảng. Hơn thế, nhiều thị trường mới đã được khai thông và các DN dệt may trong nước còn tự tin quay trở lại chinh phục thị trường nội địa.

Bộ Công Thương cho biết, trong những tháng đầu năm, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới nên thị trường tiêu thụ của ngành dệt may bị thu hẹp, nhất là các thị trường chủ lực như Mỹ, EU. Tuy nhiên, trong tháng 5 và 6/2009, ngành hàng này đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc bằng việc các doanh nghiệp đã ký kết được hợp đồng XK đến hết năm 2009 và đầu năm 2010.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm đạt 4,08 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam: Dệt may là ngành chịu tác động của suy thoái kinh tế khá rõ nét với kim ngạch xuất khẩuvào Mỹ giảm 5%, xuất khẩu vào EU giảm 4%.

Tuy nhiên, nhờ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản mà xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường này đã tăng 20%, đạt hơn 430 triệu USD. Bên cạnh đó, các DN đã chủ động tìm kiếm thị trường mới, mở rộng hợp tác nên doanh số xuất khẩu tăng cao, đơn cử như thị trường Hàn Quốc tăng 40%, Đài Loan, Singapore cũng tăng mạnh.

Mặc dù doanh số có giảm chút ít nhưng dệt may đã trở thành ngành đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt 4,08 tỷ USD, cao hơn cả xuất khẩu dầu thô (3,5 tỷ USD), các doanh nghiệp đều rất chủ động trong việc tìm đơn hàng, tận dụng mọi ưu thế để thực hiện hợp đồng với bạn hàng để bình ổn sản xuất, tạo việc làm cho người lao động vượt qua thời kỳ khủng hoảng.

Riêng các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã đạt được chỉ tiêu sản xuất công nghiệp bằng cùng kỳ năm trước và kim ngạch xuất khẩu đạt 756 triệu USD.

Điểm mạnh của ngành dệt may trong 6 tháng đầu năm không chỉ ở kết quả xuất khẩu khả quan mà chính là việc các doanh nghiệp trong nước quay về chinh phục thị trường nội địa.

Cùng với việc triển khai chương trình xúc tiến thị trường thương mại nội địa với nhiều hệ thống siêu thị bán hàng trực tiếp các doanh nghiệp còn mở rộng kênh phân phối bán sỉ, bán lẻ, đưa hàng về nông thôn.

Chỉ tính riêng hệ thống siêu thị của Tổng công ty dệt may Việt Nam, với hàng chục ngàn mặt hàng dệt may do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đã thu hút từ vài trăm đến cả ngàn lượt người đến mua hàng mỗi ngày/một siêu thị, doanh thu bình quân ở một số siêu thị lớn đạt khoảng 300 triệu/ngày.

Nhiều doanh nghiệp như May 10, Nhà Bè, Việt Tiến, Thăng Long… đã mở thêm các cửa hàng bán sản phẩm, may đo theo nhu cầu khách hàng, đầu tư các cửa hàng bán sản phẩm cao cấp cho người Việt; liên kết với các doanh nghiệp phân phối để thực hiện chuối cửa hàng dệt may Việt Nam với những nhận diện thương hiệu nổi bật, bắt mắt.

Các doanh nghiệp dệt may đang phát triển rất tốt ở thị trường nội địa với mức tăng trưởng từ 15%-18%. Bởi thế, dù xuất khẩu và sản xuất của toàn ngành gặp khó khăn nhưng nhờ có chính sách kịp thời, các DN đi vững bằng 2 chân và giữ được mức tăng trưởng chung xấp xỉ cùng kỳ năm trước.

Vượt qua những khủng hoảng, ngành dệt may đã đặt kế hoạch 6 tháng cuối năm sẽ đạt mức tăng trưởng từ 1-2% so với năm 2008.

Theo đó, các doanh nghiệp sẽ tập trung mọi nỗ lực tăng cường đơn hàng và sản xuất đã ký trong 6 tháng; Xúc tiến và tiếp cận sâu vào các thị trường thuộc châu Á và đặc biệt là phát triển mạnh tại thị trường nội địa.

Hiệp hội Dệt may đang thực hiện chương trình đầu tư, tăng tỷ lệ nội địa hóa với các sản phẩm xuất khẩu bằng việc đầu tư sản xuất bông ở trang trại, xây dựng KCN dệt nhuộm, dự tính sẽ xây thêm 2 KCN dệt nhuộm tại Trà Vinh và Thái Bình. Bên cạnh đó, ngành dệt may còn thực hiện tái cơ cấu, dịch chuyển sản xuất về những địa phương có lao động để ổn định sản xuất, tiết kiệm chi phí. Sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.
 
(Tin tham khảo)

  • Nhiều nước EU muốn bỏ thuế chống phá giá với giày VN
  • Kim ngạch xuất khẩu quần áo trẻ em sang EU tăng mạnh
  • Cơ hội chiếm lĩnh thị trường may mặc Canada
  • Ngành da giày tập trung xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu
  • Những thành tựu của ngành dệt may sau khi Việt Nam gia nhập WTO
  • Thị trường nhập khẩu sợi dệt may của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009
  • Ngành Dệt may Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 và dự báo
  • Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009 giảm nhẹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container