Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những thành tựu của ngành dệt may sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Khi Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường thế giới, tham gia trên một sân chơi rộng khắp toàn cầu, Ngành dệt may trong hai năm qua đã tận dụng những cơ hội mang lại và phần nào đã chuyển những thách thức thành những kết quả đáng ghi nhận của ngành.

Giá trị sản xuất tăng 17,9% so với năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu dệt may chiếm từ 15-17 trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2007, ngành đạt kim ngạch xuất khẩu 7,78 tỷ USD, tăng 33,4% so với năm 2006, tăng hơn năm 2006 gần 2 tỉ USD. 9 tháng đầu năm 2008 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế tại Hoa Kỳ… dẫn đến mức tiêu dùng và nhập khẩu dệt may giảm mạnh tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác, cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng lên; ở trong nước tình hình lạm phát thiếu ổn định, Chính phủ phải áp dụng nhiều giải pháp để điều chỉnh… đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn dẫn đến biến động lao động và nhiều cuộc đình công tự phát, ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinhd oanh của nhiều công ty, nhất là tại các thành phố và khu công nghiệp tập trung ở phía Nam. Tuy vậy, toàn ngành đã phấn đấu đạt 6,84 tỷ USD (tăng trên 20% so với cùng kỳ 2007). Và dự kiến năm 2009 sẽ đạt khoảng 9,2-9,3 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

So kết quả của năm 2007 với 2006, ngành dệt may có một số sản phẩm có tốc độ tăng trưởng khá như: quần áo may sẵn tăng 14,6%, vải lụa thành phẩm tăng 10,5%, quần áo dệt kim tăng 7,3%, sợi toàn bộ tăng 10,9%....

Về chất lượng, lượng tăng trưởng vẫn đang là vấn đề lớn đặt ra đối với ngành dệt may Việt Nam. Với những cơ hội do hội nhập mang lại, ngành dệt may Việt Nam hiện chủ yếu tham gia vào khâu gia công sản phẩm cuối cùng với giá trị gia tăng thấp. Do vậy việc thâm nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu là hết sức cần thiết để ngành dệt may phát huy hơn nữa vai trò trong phát triển nền kinh tế đất nước. Theo một đánh giá gần đây nhất của ngành, chuỗi giá trị dệt may được chia làm 4 giai đoạn, cụ thể (1) ý tưởng thiết kế là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị thì lại là khâu yếu nhất của ngành may mặc Việt Nam. Chỉ khoảng 30% giá trị xuất khẩu của ngành dưới dạng FOB(tức là có tham gia vào khâu ý tưởng và thiết kế) còn lại xuất khẩu dưới hình thức gia công; (2) Công nghiệp phụ trợ, đến nay hơn 70% nguyên vật liệu đầu vào phải nhập khẩu, theo đó ngành may mặc Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn; chi phí nguyên liệu cao dẫn đến giá thành sản xuất cao, giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm may mặc thông qua công cụ giá cả, không chủ động trong kế hoạch kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất chịu sức ép đáng kể từ các nhà cung cấp nguyên phụ liệu. (3) Sản xuất (gia công), khâu sản xuất có tỉ suất lợi nhuận thấp nhất chỉ chiếm 5-10%. Song những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang tập trung khai thác các lợi thế ở công đoạn này. Đứng trên giác độ của các chuyên gia kinh tế cho thấy, mặc dù tạo giá trị gia tăng không cao nhưng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh hơn bởi các “cường quốc may mặc”, họ cạnh tranh nhau khốc liệt ở giai đoạn thiết kế và phát triển phụ trở mà tạo ra nhiều thị trường ngách cho các nước trong đó có Việt Nam. Với việc hội nhập sâu rộng của nước ta đã tạo cho ngành Dệt may Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để phát triển và khai thác triệt để các lợi thế trong khâu này.(4) Thương mại hoá, đây là khâu dệt may Việt Nam mới thực sự mạnh về khâu phân phối trong nước, thương mại hoá ở các thị trường xuất khẩu còn rất yếu. Do vậy, để tăng giá trị gia tăng cho toàn ngành, việc chú trọng vào khâu thương mại hoá nhằm tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm, tăng khối lượng tiêu thụ, kích thích tiêu dùng thực sự cần chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá.

Trong thời gian qua ngành dệt may Việt Nam không ngừng phát triển trang thiết bị được đổi mới và hiện đại hoá tới 90%. Lực lượng lao động dồi dào, có kỹ năng và tay nghề tốt, có kỷ luật, chi phí lao động còn thấp so với nhiều nước. Có khả năng sản xuất được các loại sản phẩm phức tạp, chất lượng cao, được phần lớn khác hàng khó tính chấp nhận.

Nhiều doanh nghiệp trong ngành may được tổ chức tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn xã hội, xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các nhà nhập khẩu, bán lẻ nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Ngành dệt may Việt Nam đã tận dụng được trong việc hấp dẫn các thương nhân và nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư và làm ăn khi được đánh giá là điểm đến ổn định về chính trị, an toàn về xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được do tận dụng được cơ hội cũng như vượt qua được những thách thức do hội nhập mang lại ngành dệt may vẫn còn những hạn chế:

-Ngành công nghiệp dệt và phụ trợ còn yếu, dẫn đến 70% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá trị gia tăng không cao, thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng đáp ứng nhanh. May xuất khẩu phần nhiều vẫn theo phương thức gia công, thiết kế mẫu mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB còn thấp, hiệu quả sản xuất thấp.

-Hầu hết các doanh nghiệp là vừa và nhỏ, khả năng huy đọng vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị.

-Kỹ năng quản lý sản xuất còn kém, năng lực quảng cáo tiếp thị hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu, các sản phẩm xuất khẩu phải sử dụng nhãn mác nước ngoài, chưa xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp.

-Cải cách hành chính còn chậm, năng lực cạnh tranh quốc gia về hạ tầng cơ sở còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh, một số chi phí chung như vận chuyển, cảng khẩu… còn khá cao so với các nước.

-Thiếu công nhân cục bộ tại các thành phố lớn. Mối quan hệ lao động, tiền lương đang có chiều hướng phức tạp. Nhiều cuộc đình công tự phát đã xảy ra tại các thành phố và khu công nghiệp tập trung đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh. Thiếu lao động kỹ năng trung cao cấp về công nghệ, thương mại, quản trị.

(Vinanet)

  • Thị trường nhập khẩu sợi dệt may của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009
  • Ngành Dệt may Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 và dự báo
  • Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009 giảm nhẹ
  • Dệt may: kim ngạch xuất khẩu giảm, thị phần tăng
  • Xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản 6 tháng đầu năm tăng 25% so cùng kỳ
  • Thị trường xuất khẩu áo khoác của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009
  • Xuất khẩu dệt may 2009 khó đạt mục tiêu
  • Dệt may Việt Nam: Duy trì xuất khẩu cùng với mở rộng thị trường trong nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container