Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành da Myanmar đang trải qua thời kỳ khó khăn

Ngành da Myanmar đang trải qua thời kỳ khó khăn do nhu cầu về da suy yếu và giá da giảm trên thị trường thế giới.

Ông Aik San, chủ cửa hàng da Sunshine tại Mandalay cho hay giá da bán buôn đã giảm 50% kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra. Ông nói: “Giá và cầu giảm cùng một thời điểm. Do có ít sự quan tâm của khách hàng đối với các sản phẩm của chúng tôi, chúng tôi không co sự lựa chọn nào khác bằng cách mau chóng giảm giá để tiếp tục có doanh số và thật không may điều này có thể sẽ kéo dài”.

Giá trên các thị trường da lớn tại Mandalay đều giảm mạnh tới 75% vào tháng 12/2008. Giá da cừu được giao dịch ở mức 1.500 K, giảm so với 3.600 K, giá da hươu giảm từ mức 8.800 K xuống còn 3.500 K. Giá da dê trượt từ mức 2.700 K còn 700 K và giá da trâu giảm 1.150 K xuống còn 1.50 K. Giá 1 viss (1,6 kg) da bò giảm từ 2.600 K xuống chỉ còn 500 K.

Mandalay nổi tiếng về đồ da, như giày và áo da. Nhu cầu về các mặt hàng này thường tăng mạnh trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 2 khi nhiệt độ ở nhiều vùng hạ. Người tiêu dùng, đặc biệt là những người hay sử dụng các phương tiện ngoài trời như xe buýt hoặc xe máy thích áo khoác da thường được bán với giá dao động từ 30.000 đến 100.000 K tuỳ thuộc vào chất lượng da.

Ông U Aik San cho biết các loại da mỏng hơn (như da hươu, da dê và da cừu) được dùng chủ yếu để làm áo khoác da, còn da trâu và bò dày hơn được sử dụng làm giày. Ông cho hay cửa hàng của ông có trên 100 chủng loại đồ da. Mặc dù đồ da của cửa hàng ông có thể khá đắt, song quần áo và đồ da bền và rất ấm. Nhu cầu về đồ da thường tăng mạnh vào thời điểm này trong năm song năm nay là một trường hợp ngoại lệ.

Theo ông Ko Aung Thu, việc ngừng xuất khẩu da thô sang Trung Quốc đã làm tràn ngập thị trường trong nước và đẩy giá xuống bởi Trung Quốc trước đây đã mua nhiều da thô kể từ năm 2000.  Khi đó, các thương gia Myanmar phải cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc để mua da do đó giá da đẩy lên cao. Song sau Thế vận hội, những người mua Trung Quốc đã rút lui khỏi thị trường và giá da giảm trở lại từ đó.

Một quan chức thuộc Hiệp hội Gia súc Myanmar cho biết xuất khẩu da động vật bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và Hiệp hội này đang tiến hành thảo luận với các nhà xuất khẩu về các biện pháp để có được mức giá xuất khẩu hợp lý.

(Theo Vinanet)

  • Sản lượng da của Ấn Độ dự kiến giảm 20%
  • Tiềm năng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang UAE vẫn rất lớn
  • Mậu dịch bông thế giới vụ 2008/09 sẽ giảm 21%
  • Ấn Độ: Ngành da cần chú ý tới các mặt hàng phụ kiện
  • Năm 2008: Xuất khẩu giày của tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) vượt 2,5 tỉ USD
  • Ấn Độ: Xuất khẩu da sẽ giảm 20% trong năm nay
  • Tối ưu hoá các hoạt động dệt may để duy trì vị trí trên thị trường
  • Na Uy: Chi tiêu cho quần áo và giày dép giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container