Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tối ưu hoá các hoạt động dệt may để duy trì vị trí trên thị trường

Ngay những ngày đầu ra quân của năm 2009, ngành dệt may đã phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn. Trong nước, sản phẩm quần áo may sẵn của Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của Trung Quốc với giá thấp, cùng với việc tiết kiệm chi tiêu người tiêu dùng nên lượng sản xuất cũng như tiêu thụ hàng Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán giảm đáng kể. Ước tính, trong quý I năm nay, đơn hàng của các công ty dệt may có vốn đầu tư nước ngoài giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đánh giá của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) , kim ngạch xuất khẩu dệt may quý I sẽ giảm khoảng 15% so cùng kỳ năm trước.

Trước mắt, để ngành dệt may tạm thời thoát khỏi tình trạng khó khăn, Vinatex đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp của ngành thông qua 3 gói hỗ trợ. Theo đó, gói đầu tiên sẽ dành cho người lao động, cấp cho các doanh nghiệp dựa trên thành tích xuất khẩu. Gói này sẽ trích 1% kim ngạch xuất khẩu để giải quyết tài chính cho người lao động trong các xí nghiệp dệt may đang gặp khó khăn và có nguy cơ đóng cửa. Gói thứ hai trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng, dành hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách bù lãi suất vay ngân hàng và gói thứ ba khoảng 50 tỷ đồng dùng cho hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại ở những thị trường mới.

Tổng Giám đốc Vinatex cho rằng, để đứng vững và đạt mục tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD trong bối cảnh khó khăn của năm 2009, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thực hiện tối ưu hóa các hoạt động, tiết kiệm cao để duy trì được vị trí trên các thị trường; rà soát, cân nhắc đánh giá từng dự án đầu tư, chỉ duy trì các dự án mang tính chiến lược phục vụ phát triển. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng ra các thị trường phi truyền thống như Trung Đông, Đông Âu, châu Phi nhằm giảm rủi ro do quá phụ thuộc vào một vài thị trường, khách hàng. Trong sản xuất, các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư theo hướng nâng cao năng suất, đưa các biện pháp quản lý, đo lường năng suất vào áp dụng, triển khai rộng rãi mô hình sản xuất tinh gọn trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp may.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đang kiến nghị Chính phủ thuê kho ngoại quan ở nước ngoài nhằm khắc phục hàng rào thuế quan cao, thanh toán an toàn… cho doanh nghiệp xuất khẩu. Đề cập đến vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: ngay sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp dệt may sẽ tổ chức 5 đoàn, mỗi đoàn gồm 20 doanh nghiệp đi xúc tiến thương mại (XTTM) tại các thị trường mới.

(Theo Vinanet)

  • Ấn Độ: Xuất khẩu da sẽ giảm 20% trong năm nay
  • Na Uy: Chi tiêu cho quần áo và giày dép giảm mạnh
  • Thị trường da giày thế giới năm 2008 và dự báo năm 2009
  • Ngành dệt may: Gặp nhiều khó khăn
  • Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may và da giày
  • Xuất khẩu dệt may, da giày: Cứ than khó là lớn chuyện
  • Ngành Dệt may và da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD năm 2009
  • Xuất khẩu dệt may Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi hủng hoảng tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container