Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp dệt may tăng trưởng cao

Sản xuất hàng xuất khẩu ở Công ty cổ phần dệt may Thành Công. (Ảnh: Văn Khánh/TTXVN)

 Trong tháng 6, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành dệt may đã có những khởi sắc như ký được hợp đồng đến hết năm 2009 và đầu năm 2010. 


Đây được coi là tín hiệu tốt đối với ngành dệt may để tự tin quay trở lại chinh phục thị trường nội địa.
 
Điểm mạnh của ngành dệt may trong 6 tháng đầu năm không chỉ ở kết quả xuất khẩu khả quan mà chính là việc các doanh nghiệp trong nước quay về chinh phục thị trường nội địa. 

Cùng với việc triển khai chương trình xúc tiến thị trường thương mại nội địa với nhiều hệ thống siêu thị bán hàng trực tiếp, các doanh nghiệp còn mở rộng kênh phân phối bán sỉ, bán lẻ, đưa hàng về nông thôn. 
 
Các chuyên gia thương mại khẳng định, doanh nghiệp dệt may đang phát triển rất tốt ở thị trường nội địa với mức tăng trưởng từ 15%-18%. Bởi thế, dù xuất khẩu và sản xuất của toàn ngành gặp khó khăn nhưng nhờ có chính sách kịp thời, các doanh nghiệp "đi vững bằng 2 chân" và giữ được mức tăng trưởng chung xấp xỉ cùng kỳ năm trước. 
 
Tuy nhiên, để ngành dệt may vượt qua giai đoạn khó khăn này, các doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì thị trường truyền thống, chú trọng khai thác thị trường nội địa; chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới; tăng dần tỷ lệ nội địa hoá; phát triển nguồn nguyên phụ liệu; giải quyết vấn đề mẫu mã, giá thành để chủ động đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước cũng như xuất khẩu.
 
Riêng đối với thị trường trong nước, ngành dệt may đang triển khai "Chương trình xúc tiến thị trường thương mại nội địa" với nhiều hệ thống siêu thị bán hàng trực tiếp đồng thời là kênh phân phối cho các hộ bán lẻ, bán sỉ để đưa hàng về vùng nông thôn. 

Bên cạnh đó, ngoài việc khai thác tối đa thị trường nội địa, doanh nghiệp phải chú trọng hơn nữa đến việc tiếp thị và quảng bá sản phẩm bởi đây là hướng đi đúng đắn để ngành dệt may có thể vượt qua giai đoạn khó khăn và tăng trưởng bền vững./.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Sẽ xây dựng 2 trung tâm nguyên phụ liệu dệt may
  • 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi đạt 248,4 triệu USD
  • Thông tin xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam
  • Thị trường nhập khẩu bông của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009
  • 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng 43%
  • Ngành da Thái Lan kêu gọi chính phủ hỗ trợ các SMEs
  • Nam Định: Xuất khẩu hàng dệt may tăng mạnh
  • Xuất khẩu da giày sang Pháp tăng 1,6%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container