Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những quy tắc xuất xứ của ngành dệt may

Mặc dù hiện nay thương mại dệt may không bị ràng buộc bởi hạn ngạch nhưng nghĩa vụ thuế nhập khẩu tại một số nước vẫn khá cao
Mặc dù hiện nay thương mại dệt may không bị ràng buộc bởi hạn ngạch nhưng nghĩa vụ thuế nhập khẩu tại một số nước vẫn khá cao
Ngành dệt may đã trải qua những thay đổi đáng kể trong những thập kỷ qua, đặc biệt trong những năm 1990 đã có những thay đổi chính trong cách thức. Thay đổi được đánh dấu bằng việc WTO bắt đầu thực hiện xóa bỏ theo cấu trúc chỉ tiêu hạn ngạch đối với ngành này kể từ năm 1995.
Mặc dù sản xuất may mặc vẫn khá rải rác nhưng đã có sự củng cố đặc biệt trong sản xuất dệt điển hình với sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà sản xuất tại những nơi có giá nhân công thấp, cơ hội lớn về vốn đầu tư và nơi các nền kinh tế lớn có thể tiếp cận được.

Sự bãi bỏ những hạn chế hạn ngạch cuối cùng theo hiệp định đối với ngành dệt may (ATC) của WTO đầu năm 2005 đã củng cố hơn nữa sản xuất ở các nền kinh tế Đông Nam Á giá rẻ do tại đây không còn bị hạn chế về hạn ngạch (ngoại trừ Trung Quốc, nơi một số nền kinh tế lớn đặc biệt là Mỹ và Ủy ban Châu Âu đưa ra những bảo đảm đặc biệt đối với nhập khẩu may mặc từ Trung Quốc ngay sau khi ATC hết hạn).

Mặc dù hiện nay thương mại dệt may không bị ràng buộc bởi hạn ngạch nhưng nghĩa vụ thuế nhập khẩu tại một số nước vẫn khá cao.

Những quy tắc đặc biệt đang phổ biến trong ngành này và có một ý nghĩa mạnh mẽ đối với nơi diễn ra hoạt động sản xuất. Đặc biệt, ngành may là một ví dụ điển hình về dây chuyền giá trị “được định hướng bởi người mua”, nơi những quyết định về vị trí sản xuất, giá cả và chuyên môn chung về cơ bản được quyết định hay ít nhất bị ảnh hưởng nặng nề bởi những khách hàng quốc tế lớn, những chủ sở hữu nhãn hiệu và các đại lý gốc. Nó phụ thuộc vào việc các nhà sản xuất có thể đáp ứng được những điều kiện này hay không? Những thực tế trong ngành này một phần là kết quả của tính linh động cao trong ngành sản xuất may vốn có thể tìm kiếm những vị trí dựa vào khả năng sản xuất mang tính cạnh tranh và chiều theo các cơ hội thị trường này. Căn cứ vào những hạn chế áp đặt lên các nhà sản xuất, họ phải sản xuất các sản phẩm theo cách hợp lý nhất về chi phí và năng suất để giữ vững cơ hội cạnh tranh trên trường quốc tế tại các thị trường xuất khẩu mang tính cạnh tranh như Châu Âu và Mỹ. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có các quy tắc (RoO) cho phép họ biết được xuất xứ các sản phẩm nhập của họ từ các khách hàng cạnh tranh nhất có thể. Đối với một số nhà sản xuất giữ vững cơ hội cạnh tranh quốc tế thì RoO đối với các thị trường xuất khẩu phải được chú trọng, không hạn chế quyết định kinh doanh của họ và phù hợp với những thực tế thương mại họ phải đối mặt.

Kinh nghiệm cho thấy tiếp cận thị trường yêu thích về cơ bản thông qua những quy tắc xuất xứ ưu đãi và mặt khác kết hợp với xuất khẩu miễn thuế cho phép một số quốc gia không có khả năng cạnh tranh quốc tế xuất khẩu dệt may ra các thị trường toàn cầu. Ví dụ, các điều kiện tiếp cận thị trường yêu thích (liên quan tới các thị trường xuất khẩu chủ chốt) cho thấy các nhà sản xuất châu Phi có thể là các khách hàng cạnh tranh khá cao đối với các thị trường quốc tế lớn như Mỹ và Ủy ban Châu Âu, đưa ra các giải pháp cung cấp khả thi cho các khách hàng tại đó. Tuy nhiên, để đạt được một kết quả hay thành công trong thúc đẩy xuất khẩu thông qua RoO ưu đãi thì cần am hiểu về những quy tắc hiện hành trong dây chuyền giá trị dệt may.

Để hiểu rõ hơn về tính phức tạp liên quan tới các RoO trong dệt may cũng như những phát triển gần đây trong ngành này phần này đặc biệt tập trung vào quy tắc RoO của Ủy ban Châu Âu và đưa ra một số điểm khác biệt cho các chiến lược khác.
 
Những quy tắc RoO hiện hành của Ủy ban châu Âu đối với ngành dệt may:
Kể từ khi RoO Châu Âu phân biệt RoO ở cấp độ sản phẩm hay ngành không có sự khác biệt nào đối với ngành dệt may theo chương 50 - 63. Mỗi chương bắt buộc phải tuân theo quy tắc RoO. RoO Châu Âu cho ngành này điển hình sử dụng phương pháp SP, áp đặt một yêu cầu xử lý cụ thể đối với người sản xuất, một số mặt hàng được cấp cho một lựa chọn thay thế những yêu cầu của RoO. Như ví dụ minh họa dưới đây, vải dệt phải được sản xuất trong nước từ sợi, chỉ hay một loại tương đương có đủ tiêu chuẩn bằng việc hoàn tất những yêu cầu xử lý trong nước nhất định giúp tạo thêm giá trị cho nguyên liệu thô được sử dụng miễn là giá trị của sợi chưa in được sử dụng không vượt quá 47.5% giá sản phẩm cũ.
 
Ví dụ dưới đây minh họa cho RoO trong thế giới thực như được sử dụng cho các hiệp định của Ủy ban châu Âu. Theo ví dụ, những nguyên liệu thô cụ thể không cần xuất xứ nội địa nhưng có thể được đưa về nước xuất xứ tại bất cứ đâu trên thế giới. Qúa trình xử lý thêm nữa theo mỗi kế hoạch cần hỏi ý kiến của nước xuất xứ. Hơn nữa các quy tắc này chỉ được áp dụng cho những hàng hóa và nguyên liệu phi gốc. Khi đưa ra những quy tắc này, người sản xuất và xuất khẩu chỉ cần áp dụng các luật đối với phần sản phẩm phi gốc đó và nhớ rằng các điều khoản về độ sai biệt giá trị có thể vẫn gây mất thời gian cho các nhà xuất khẩu. Ví dụ 10% hay 15% quy tắc về độ sai biệt giá trị (2 ngưỡng phổ biến nhất tại các hiệp định châu Âu) cho phép các nhà sản xuất may mặc sử dụng sợi phi gốc ở một ngưỡng cho phép, thường dựa trên giá cả sản phẩm cũ. Trong khi ví dụ dưới đây được xem xét như một minh họa cho RoO GSP của châu Âu, những yêu cầu tương tự có thể được tìm thấy ở hầu hết các hiệp định thương mại châu Âu được ưu tiên khác.

(Theo Bùi Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container