Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may Việt Nam: Duy trì xuất khẩu cùng với mở rộng thị trường trong nước

Năm 2009 là năm hết sức khó khăn với ngành dệt may Việt Nam, trong đó hơn 90% sản lượng hàng hóa làm ra được xuất khẩu chủ yếu vào ba thị trường lớn là Mỹ (55% kim ngạch), châu Âu (18% kim ngạch) và Nhật Bản (12% kim ngạch). Những tác động xấu của khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm giảm sức mua ở tất cả các thị trường chủ yếu này với áp lực về đơn hàng, giá bán, thời gian giao hàng rất khắt khe.


Theo dự báo ban đầu của ngành dệt may Việt Nam, năm 2009 sẽ sụt giảm từ 5 đến 10% kim ngạch xuất khẩu, nếu không có những giải pháp đột phá thì việc hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu 5% trong năm 2009 là không khả thi.

 


Diễn biến thị trường những tháng đầu năm cho thấy, những dự báo của ngành về thị trường năm 2009 là chính xác, phản ánh đúng thực trạng thị trường dệt may toàn cầu. Trong bốn tháng đầu năm, các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới đều có mức giảm kim ngạch chung khoảng từ 10 đến 20%, cá biệt có nước giảm tới 25%. Ngay cả các cường quốc xuất khẩu dệt may như Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Thái-lan đều giảm kim ngạch, gặp khó khăn về đơn hàng, thời hạn giao hàng, cũng như giá bán hết sức cạnh tranh.

 


Trong bối cảnh khó khăn chung để duy trì tăng trưởng, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều nỗ lực vượt qua thử thách. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm tháng đạt 3,24 tỷ USD, giảm gần 1% so với cùng kỳ, là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, nhưng kết quả này lại rất đáng ghi nhận trong tình hình suy giảm chung của ngành dệt may thế giới. Theo báo cáo tại cuộc họp của hiệp hội dệt may ASEAN vừa qua, Việt Nam là nước duy nhất có tăng trưởng dương trong bốn tháng đầu năm 2009. Thị trường Mỹ, châu Âu đã có sụt giảm so với cùng kỳ nhưng chỉ ở mức khoảng 4% và 2%, so với dự báo mức sụt giảm chung khoảng 15% là một thành công trong cạnh tranh của hàng Việt Nam. Qua đó khẳng định những lợi thế cạnh tranh của ngành đang tiếp tục phát huy, tạo niềm tin vào hướng đi đúng đắn cho ngành dệt may trong thời kỳ khó khăn.

 


Thị trường Nhật Bản đang giữ một vai trò quan trọng trong bốn tháng đầu năm, đạt mức tăng trưởng khoảng 25%, là bước đột biến so với thị trường này các năm trước, nhất là trong điều kiện khủng hoảng. Thành công từ thị trường Nhật Bản sau Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản là bài học kinh nghiệm cho sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các cơ quan quản lý nhà nước khi thương lượng các thỏa thuận thương mại quốc gia, và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của doanh nghiệp để triển khai những cam kết của hiệp định thương mại để chuyển hóa thành hợp đồng kinh tế. Nếu không có sự bù đắp của thị trường Nhật Bản thì những tháng đầu năm chắc chắn ngành dệt may sẽ không có tăng trưởng, kéo theo những áp lực về việc làm lao động, tiền lương và an sinh xã hội.

 


Bên cạnh việc duy trì thị trường xuất khẩu, bằng các giải pháp sáng tạo của tập đoàn và của từng doanh nghiệp, Tập đoàn dệt may Việt Nam còn đi tiên phong trong các chương trình phát triển thị trường nội địa. Ðây là hướng đi mang tính chiến lược của tập đoàn. Từng bước đầu tư chiều sâu xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị Vinatex, với 60 siêu thị trải rộng trên 20 tỉnh, thành phố. Nhờ đó, thị trường nội địa ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Việt Tiến, Công ty CP May 10... tỷ trọng bán nội địa đã chiếm khoảng 25% doanh thu. Cùng với chủ trương kích cầu nội địa của Chính phủ, Tập đoàn dệt may Việt Nam với nòng cốt là hệ thống siêu thị Vinatex đã có nhiều hoạt động thúc đẩy mở rộng thị trường nội địa, doanh thu năm tháng đầu năm của hệ thống đạt mức tăng trưởng 18%, với doanh số đạt gần 500 tỷ đồng. Hệ thống các cửa hàng cao cấp của các doanh nghiệp trong tập đoàn đã đứng vững, từng bước khẳng định thương hiệu và kinh doanh có hiệu quả.

 


Với tinh thần cầu thị, Ðảng ủy và tập thể lãnh đạo Tập đoàn dệt may Việt Nam đã phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm, rút ra những bài học kinh nghiệm cho những tháng còn lại và những năm tiếp theo.

 


Một là, phát huy sức mạnh đoàn kết trong toàn hệ thống, nhất là sự đóng góp của từng cá nhân trong các chương trình tiết kiệm, tăng năng suất, giảm chi phí để nâng cao giá trị. Bằng các hoạt động thiết thực đó cho nên trong khó khăn, các doanh nghiệp của tập đoàn vẫn giữ được khách hàng, kinh doanh có lãi, tỷ suất lợi nhuận trên vốn không giảm, tiềm năng sáng tạo trong đội ngũ người lao động tiếp tục được phát huy.

 


Hai là, tư tưởng chủ động, độc lập trong công tác. Chính nhờ sự chủ động, độc lập và chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động đã chủ động hạn chế tác động xấu của thị trường, xây dựng được vị thế cạnh tranh cho ngành dệt may Việt Nam, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong hàng xuất khẩu. Cân bằng giữa thị trường xuất khẩu, với thị trường nội địa, giảm sự phụ thuộc vào một thị trường, một số ít khách hàng.

 


Ba là, liên tục xây dựng đội ngũ, mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ năng động, trong khó khăn là môi trường rèn luyện, nâng cao chất lượng đội ngũ, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Biến khó khăn thành động lực thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả và hiệu suất của bộ máy, tinh gọn hơn, hiệu quả và năng động hơn.

 


Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Công thương cùng những quyết sách kịp thời, Tập đoàn dệt may Việt Nam cùng với toàn ngành quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD trong năm 2009, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nước.

(Theo Nhan dan)

  • Thông tin xuất nhập khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam
  • Ra đời trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày: Cơ hội để doanh nghiệp thoát cảnh gia công
  • Xuất khẩu dệt may giữa hai vùng sáng - tối
  • Canada áp thuế chống phá giá sơ bộ giày Việt Nam
  • Chủng loại mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2009
  • Rộng cửa xuất khẩu dệt may
  • Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009
  • Xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc tháng 5 giảm manh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container