Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tận dụng cơ hội để tăng xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản

Theo số liệu thống kê, trong tháng 1/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang Nhật Bản đạt 66 triệu USD, tăng 2,2% so với tháng 1 năm 2008. Đây là tín hiệu tích cực đối với ngành dệt may Việt Nam, trong bối cảnh xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang các thị trường chủ chốt Mỹ và EU chậm lại.

Trong tháng 1/2009, xuất khẩu áo thun của nước ta sang Nhật bản đã tăng 100% về lượng và 106% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,58 triệu chiếc và 10,5 triệu USD. Đơn giá áo thun xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ta cũng tăng nhẹ 2,56%, đạt trung bình 4,09 USD/chiếc.
Cụ thể: xuất khẩu một số mặt hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 1/2009 như sau:
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ lót tăng 8,4% so với tháng 1 năm ngoái, đạt 6,5 triệu USD.
          Xuất khẩu quần jean của nước ta tăng 68% về lượng và tăng 73% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 341 ngàn chiếc và 3,4 triệu USD. Đơn giá xuất khẩu quần jean của nước ta cũng tăng nhẹ 2,82%, đạt trung bình 9,46 USD/chiếc.
          Xuất  khẩu áo khoác cũng tăng 51% về lượng và tăng 30% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 218 ngàn chiếc, trị giá 3,1 triệu USD. Đơn giá xuất khẩu trung bình đạt 14,33 USD/chiếc.
          Tuy nhiên, cũng có một số chủng loại dệt may xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, xuất khẩu áo kimono trong tháng 1/2009 giảm 19% về lượng và giảm 43% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, còn 32,6 ngàn chiếc, trị giá 5 triệu USD. Giá áo xuất khẩu cũng giảm khá nhiều, giảm 30% còn trung bình 154 USD/bộ. Mặt hàng bít tất cũng giảm 11,2% về lượng và giảm 31,4% về trị giá, đạt 823,9 ngàn chiếc, trị giá 494,5 ngàn USD. Giá xuất khẩu trung bình ở mức 0,60 USD/chiếc.
Xuất khẩu quần short đạt 166,9 ngàn chiếc, trị giá 1 triệu USD, giảm 12% về lượng và 21% về trị giá so với tháng 1/2008. Giá xuất khẩu quần short trung bình đạt 6,32 USD/cái.
Theo Hội Dệt may- Thêu đen TP.Hồ Chí Minh, tập đoàn Uniqlo, nhà nhập khẩu và phân phối hàng dệt may hàng đầu của Nhật Bản đã lên kế hoạch và sẽ có chuyến khảo sát, tìm hiểu, xúc tiến với khoảng 50 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu có uy tín tại TP.HCM vào thời gian tới.
Chuyến đi này sẽ mở ra nhiều dấu hiệu khả quan trong tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Nhật Bản trong năm 2009. Do được ưu đãi thuế quan trong Hiệp định thương mại Việt- Nhật, nên hiện nhiều nhà nhập khẩu đã chuyển một phần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

(Theo Vinanet)

  • Xuất khẩu vali & túi xách của tỉnh Phúc Kiến (TQ)năm 2008 tăng 16,7%
  • Cơ hội hợp tác giữa ngành da giày Việt Nam và Brazil vẫn lớn
  • Khai thác tối đa lợi thế xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản
  • Cơ hội hợp tác giữa ngành da giày Việt Nam và Brazil vẫn lớn
  • Nhiều giải pháp cứu ngành dệt may
  • Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng tới ngành da giày Italia
  • Dệt may: Chờ đợi đơn đặt hàng
  • Năm 2009, ngành Dệt May phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container