Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2009, ngành Dệt May phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

 

Các giải pháp nhằm duy trì sản xuất, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo việc làm cho người lao động phải được ngành Dệt May quan tâm hàng đầu trong năm 2009
 

Chiều 23/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các Phó Thủ tướng và lãnh đạo một số Bộ, ngành đã làm việc với lãnh đạo ngành Dệt May Việt Nam về giải pháp thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu năm 2009 và những khó khăn cần tháo gỡ nhằm duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động.


Trước những tác động của sự suy giảm kinh tế toàn cầu, tháng 1/2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ đạt mức 550 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2008, giảm 24% so với tháng 12/2008. Nửa đầu tháng 2, xuất khẩu toàn ngành chỉ đạt 248 triệu USD. Hai tháng đầu năm 2009, xuất khẩu chỉ đạt 1,15 tỷ USD, giảm 12 % so với cùng kỳ; Đặc biệt trước những khó khăn về thị trường tiêu thụ và giải quyết việc làm cho 2 triệu người lao động, ngành Dệt May đang tập trung triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, các chính sách về tài chính, an sinh xã hội nhằm bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động.


Thủ tướng và các Phó Thủ tướng đã nghe lãnh đạo ngành Dệt May và một số Bộ, ngành phân tích những mặt mạnh, hạn chế và kiến nghị với Chính phủ một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu cho ngành Dệt May.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất quan tâm báo cáo của ngành Dệt May, cơ bản đồng ý với các đề xuất của ngành Dệt May như hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ mua 15 triệu tấn bông dự trữ, hỗ trợ xuất khẩu, dành quỹ đất trồng nguyên liệu sản xuất…


Thủ tướng đánh giá cao đóng góp của ngành Dệt May thời gian qua trong hoạt động xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động, Thủ tướng nhấn mạnh, ngành Dệt May đóng góp 15% giá trị xuất khẩu và sử dụng lao động lớn nhất trong các ngành công nghiệp. Trong những năm qua, ngành Dệt May mà chủ lực là Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng liên tục và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời tỷ lệ nội địa hóa ngày càng cao (38%), doanh thu và lợi nhuận chiếm 16% trên vốn chủ sở hữu, thu nhập người lao động và nộp ngân sách tăng... Đặc biệt trong bối cảnh biến động của thị trường nhưng Tập đoàn đã chia sẻ đơn hàng cho các doanh nghiệp giữ việc làm cho trên 10.000 lao động. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, các giải pháp nhằm duy trì sản xuất, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo việc làm cho người lao động phải được ngành Dệt May quan tâm hàng đầu trong năm 2009 được dự báo có nhiều khó khăn này.


Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ rõ những hạn chế của ngành như: Chưa tạo được bước đột phá về thị trường tiêu thụ, vốn chủ sở hữu thấp, tỷ lệ nội địa hóa chưa cao-vừa giải quyết việc làm vừa nâng cao giá trị hàng hóa, tiêu thụ nội địa thấp... Do vậy, Tập đoàn cần thấy rõ vai trò chủ lực, nòng cốt trong ngành Dệt May để đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề, mở rộng thị trường...


Về kế hoạch phát triển trong năm 2009, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Dệt May Việt Nam bám sát chiến lược đã phê duyệt, phấn đấu năm 2020 đạt doanh thu xuất khẩu 25 tỷ USD và giải quyết việc làm cho 5 triệu lao động. Triển khai quyết liệt các giải pháp, phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu 10-10,5 tỷ USD trong năm 2009 - không chỉ đóng góp cho tăng trưởng GDP mà còn giải quyết việc làm cho người lao động. Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa về chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, lao động, tài chính và thuế cho ngành Dệt May./.

(Theo Cổng TTĐT Chính phủ)

Bài thuộc chuyên đề: Tổng hợp thông tin dự báo kinh tế Việt Nam 2009

  • Quy hoạch phát triển ngành Dệt May: Chất hay lượng?
  • Dệt may: nhiều cơ hội, thiếu đầu tư
  • Trung Quốc hỗ trợ ngành dệt may vượt qua khủng hoảng kinh tế
  • Đề xuất nhiều giải pháp cứu ngành dệt may xuất khẩu
  • Ấn Độ ưu đãi thuế với sản phẩm da và dệt may xuất khẩu sang EU và Mỹ
  • Thực hiện các giải pháp giúp ngành dệt may duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm và xuất khẩu
  • Thủ tướng đồng ý với đề xuất hỗ trợ dệt may vượt khó
  • Dự báo xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản sẽ tăng trưởng khá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container