Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường giầy dép Pháp: tình hình tiêu thụ và chiến lược phát triển

Với số lượng giầy tiêu dùng trung bình 6 đôi/đầu người/một năm, nước Pháp hiện xếp hàng thứ hai sau Mỹ về mức tiêu thụ giầy trên toàn thế giới.

Năm 2008, Pháp tiêu thụ trên 377 triệu đôi giầy, trong đó, chỉ có 31 triệu đôi được sản xuất và hoàn thiện tại Pháp, giảm 14% so với năm 2007. Doanh thu đạt 8,6 tỷ euros, tăng khoảng là 1% so với năm 2007. Mức tăng này chủ yếu nhờ vào việc bán giầy bốt (cao cổ). Tuy nhiên, các nhà sản xuất tại Pháp chưa tận dụng được thị hiếu thay đổi mẫu mã của người tiêu dùng Pháp.

Hiện nay, tại Pháp có 112 doanh nghiệp chuyên sản xuất giầy: mặc dù tình hình nhập khẩu giầy của Pháp đang suy giảm, nhưng Trung quốc (giảm 22%), và Italia (giảm 20%) vẫn là những nước xuất khẩu giầy dép chủ yếu vào thị trường Pháp. Trong vòng tám năm qua, lượng giầy nhập khẩu của Pháp tăng khoảng 68%, sản xuất trong nước giảm 69% và số lao động làm việc trong ngành giầy cũng giảm tới 64% (hiện nay, còn 7.800 lao động). Các doanh nghiệp Pháp (ví dụ trường hợp doanh nghiệp của anh em nhà Rautureau - Free Lance.., Robert Clergerie, Weston, Paraboot...) hiện nay đang tập trung vào sản xuất những mặt hàng giầy cao cấp.

Trước tình hình thực tế hiện nay, ngành giầy của Pháp đang có một chiến lược mới nhằm bảo vệ ưu thế công nghệ của mình.

Theo đánh giá của Chủ tịch Hiệp hội giầy Pháp FFC - ông Patrick Moniette đánh giá: “năm 2009 sẽ thực sự là năm quá độ. Các doanh nghiệp sẽ phải trở lại chiếm giữ thị trường bằng việc thay đổi mẫu mã như đối với mặt hàng túi sách và đồng hồ”. Những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Zara, Paul&Joe và mới đây là Gap hiện đang giới thiệu bộ sưu tập mới. “Thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng cho phép thúc đẩy sản xuất trong năm và ít ra cũng đảm bảo về mặt thời hạn đối với nguồn cung cấp từ Châu Á. Hơn nữa, thay vì đưa ra 100 đôi giầy với 10 kiểu khác nhau, nay có lẽ chỉ cần 30 đôi nhưng mẫu mã hoàn toàn khác nhau”.

 Hiệp hội Giầy Pháp cũng muốn động viên các doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước cố gắng đáp ứng nhu cầu của các hãng kinh doanh sản phẩm cao cấp như Hermes và Louis Vuitton hiện đang phải đặt mua hàng từ Italia: “Hiệp hội mong muốn đưa ra cam kết trách nhiệm với các hãng kinh doanh sản phẩm cao cấp và một trung tâm kỹ thuật da để xây dựng một xưởng tạo mẫu nhằm khẳng định chất lượng của các nhà sản xuất Pháp không thua kém gì so với các đối thủ cạnh tranh tại Italia”. Đó chính là chiến lược thể hiện thông điệp quyết tâm bảo vệ ngành sản xuất giầy cao cấp của Pháp theo quan điểm của Hiệp hội Giầy Pháp (FFC).

(Theo Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container