Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường hàng may mặc Canada ( 2): II. Tập quán thương mại

1.     Tính cạnh tranh

Canada được xếp vào hàng các nước có mức nhập khẩu hàng dệt may cao nhất tính trên đầu người. Các nhà xuất khẩu trên khắp thế giới đều đã hiện diện ở thị trường này, cạnh tranh khốc liệt và liên tục. Do vậy, để có thể thâm nhập được vào thị trường dệt may Canada, nhà xuất khẩu hoặc phải đưa ra được một sản phẩm mới hoàn toàn, hoặc phải đảm bảo có được một nguồn cung và chào hàng hấp dẫn về chất lượng, dịch vụ, giá cả, bao gói và nhãn mác so với cùng loại mặt hàng đang tiêu thụ trên thị trường. Dưới đây là một số điểm các nhà xuất khẩu cần lưu ý khi thâm nhập thị trường may mặc Canada:


·       sản xuất nhanh hàng mẫu;

·       trả lời thư từ giao dịch ngay trong ngày (bằng email, fax, điện thoại);

·       giao hàng đúng hạn (trễ chỉ khi có sự nhất trí trước với người mua);

·       giao hàng đúng mẫu hay qui cách thỏa thuận;

·       nguồn cung ổn định và đều đặn;

·       chất lượng cao, mức giá cạnh tranh;

·       vật liệu bao gói phù hợp;

·       phương tiện lưu trữ và làm hàng thích hợp;

·       khuyến mại, đặc biệt đối với sản phẩm mới;

·       có kiến thức về phương thức thanh toán.


Ngoài ra, người giao dịch cần nói, viết tốt tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, tùy theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu hàng may mặc của Canada thường đeo đuổi các chiến lược:

·       thích ứng nhanh với quá trình toàn cầu hóa bằng cách trở thành người chơi trên thị trường ngách, hoặc đi chuyên theo sản phẩm hoặc thị trường;

·       nhạy cảm trong việc cải thiện kỹ năng tiếp thị và kiến thức về thị trường ngoài nước;

·       lưu tâm đến phát triển sản phẩm và sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và đảm bảo chất lượng.

 
2.     Tìm kiếm đối tác - Nhà nhập khẩu


Để tìm kiếm được nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu cần giới thiệu mình với một cách thức cụ thể và nhanh chóng. Thông tin về mình và sản phẩm cần đầy đủ như: ảnh chụp, giá cả, qui cách kỹ thuật, chứng nhận về sản phẩm mới nhất… và địa chỉ, E-mail liên hệ. Giới kinh doanh Canada thường coi trọng việc giao dịch qua E-mail vì họ luôn cho rằng E-mail là công cụ hữu hiệu bởi vì nó có thể đánh giá  ngay được phản ứng của đối tác trong quan hệ buôn bán, đặc biệt là mức độ quan tâm của đối tác đến sản phẩm cụ thể đang được chào bán. Các nhà nhập khẩu Canada rất để ý tới việc tham dự các hội chợ thương mại trong nước hoặc vùng lân cận, tại đó họ có thể  gặp được các nhà xuất khẩu tiềm năng. Các nhà nhập khẩu  và một số nhà bán lẻ Canada  thông thường tối thiểu đi thăm thị trường nước ngoài và nhà cung cấp mỗi năm một lần. Các chuyến đi này thường gắn với việc tham dự hội chợ. Trường hợp không tham dự được hội chợ, nhà xuất khẩu có thể liên hệ với ban tổ chức để có được các ấn phẩm của các công ty tham gia hội chợ, phần nhiều cũng là nhà nhập khẩu. Nhà xuất khẩu cũng có thể liên hệ qua cơ quan đại diện thương mại của Canada tại Việt Nam – TP. HCM hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài - Thương vụ Việt Nam tại Canada.


Các nhà nhập khẩu hàng dệt may Canada thường tham dự hội chợ thương mại ở châu Âu. Hội chợ về hàng may mặc, đồ đạc trong nhà, mốt như: The Canadian Bed, Bath and Linen show, the International Kitchen and Bath Expro, the International Interior Design Exposition (IIDEX), Hat Salon International du Design d’interieur de Montreal (SIDIM) đều có liên quan đến hàng dệt may. Cuốn Danh mục các Hội chợ Dệt may Canada đề cập đến 400 hội chợ thương mại về hàng dệt may ở Canada, Mỹ và Mê-hi-cô, được liệt kê theo nhóm hàng may mặc cho đàn ông, phụ nữ, trẻ em và đồ thể thao. Danh mục cũng liệt kê những hội chợ/triển lãm về công nghệ của ngành.


Hầu hết các nhà nhập khẩu hoặc đại lý của Canada đều có tập quán đến thăm cơ sở sản xuất của nhà cung cấp để thấy rõ chất lượng thiết bị, công nghệ và sản phẩm, đánh giá năng lực của nhà cung cấp, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược khách hàng. Họ đánh giá rất cao việc nhà cung cấp duy trì mối quan hệ tốt trong suốt quá trình bán hàng và sau bán hàng. Nhà xuất khẩu cần lưu ý rằng thị trường may mặc Canada có quy mô chỉ bằng 10% thị trường Mỹ và do đó có thể đáp ứng các đơn hàng lớn. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thường giao dịch dựa trên cơ sở mẫu hàng, do vậy các mẫu hàng cần phải tuân thủ đúng qui định và tiêu chuẩn* của Canada về: an toàn, độ bền, trọng lượng, chất liệu, chất lượng. Nhà nhập khẩu thường sử dụng mẫu hàng để tạo sự chú ý của nhà bán buôn và bán lẻ.


Giá thường được chào theo điều kiện F.O.B, bao gồm cả bao gói hoặc C.I.F. Thanh toán thường dùng hình thức L/C kèm giấy chứng nhận kiểm tra hàng hóa hoặc hình thức CAD, tuy nhiên phần lớn các nhà nhập khẩu Canada  thích hình thức tín dụng 60  ngày. Khi đã có mối quan hệ kinh  doanh tốt, hình  thức thanh toán bằng mở tài khoản cũng có thể được sử dụng để tiết kiệm chi phí cho hai bên. Nói chung, hình thức thanh toán không cứng nhắc một khi mối quan hệ đã được thiết lập trên cơ sở niềm tin.


_____________________

* Theo Luật về các sản phẩm độc hại, tất cả các mặt hàng dệt tiêu dùng phải đạt tiêu chuẩn cháy tối thiểu, nếu không sẽ không được bán, quảng cáo hay nhập khẩu vào Canada.

Những điểm nhà nhập khẩu thường đề cập khi thương lượng với nhà sản xuất

Sản phẩm

Dịch vụ

·       bao gói

·       khuôn khổ logo

·       quy mô của dòng sản phẩm

·       chất lượng

·       khung giá

·       đặc thù của sản phẩm

·       đặc thù của quốc gia

·       thỏa thuận đặc biệt

·       khả năng cung ứng hiện tại của sản  phẩm

·       hàng sẵn sàng giao ngay đợt đầu

·       hàng sẵn sàng giao đợt  tiếp theo

·       sản phẩm thay thế

·       giao hàng toàn bộ hay từng phần

·       sửa đổi đơn hàng

·       độ tin cậy của tuyến vận tải sang Canada

 

3.     Chất lượng

Hàng may mặc nhập khẩu vào Canada phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về các thông số như: độ cháy (đặc biệt đối với quần áo trẻ em), độ dai và sức bền. Trong nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu có thể có yêu cầu riêng đối với hàng dệt nhập khẩu (ví dụ: khả năng chống co, mất màu, khả năng chống bám bụi và vệ sinh). Canada có một hệ thống kích cỡ tiêu chuẩn*, hệ thống này dựa trên số đo thực tế và bao gồm cả kích cỡ thông thường. Khổ vải dùng cho cắt may gia đình thông thường là 115cm và 150cm. Đối với hàng dùng cho công nghiệp và bọc nệm, khổ rộng hơn, tùy theo  yêu cầu của sản xuất.

( Nguồn: Thị trường nước ngoài - Bộ Công thương)

Bài thuộc chuyên đề: Thông tin thị trường hàng may mặc Canada

  • Thị trường hàng may mặc Canada ( 3): II. Tập quán thương mại
  • Thị trường hàng may mặc Canada ( 4): III. Kênh phân phối
  • Thị trường hàng may mặc Canada ( 5): IV. Qui định nhập khẩu
  • Thị trường hàng may mặc Canada ( 6): V. Một số lưu ý cho nhà nhập khẩu
  • Thị trường Pháp: gia tăng số lượng giầy dép và sản phẩm dệt may giả hàng hiệu
  • Xuất khẩu hàng dệt của Indonexia đương đầu với sự cạnh tranh mạnh
  • Thị hiếu tiêu dùng giày dép ở Canada
  • Hội chợ triển lãm - cửa ngõ bước vào thị trường giày dép Canada
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container