Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thời trang Pháp vẫn là số 1

Trong cuộc chiến không ngừng giữa Paris (Pháp) và Milan (Italy) nhằm khẳng định vị trí số một về thời trang thế giới, đại diện của nước Pháp thêm một lần nữa lại giành chiến thắng.

Theo kết quả nghiên cứu thị trường của hãng tư vấn thương hiệu cao cấp Interbrand mới được công bố, Louis Vuitton tiếp tục đứng đầu danh sách nhãn hiệu thời trang xa xỉ lớn nhất thế giới, với giá trị của thương hiệu này ước tính khoảng 16,7 tỷ euro, vượt xa các thương hiệu lớn khác.

Không chỉ có vậy, năm nhãn hiệu Pháp, bao gồm Louis Vuitton, Gucci (6,4 tỷ euro), Chanel (4,9 tỷ euro), Hermes (3,5 tỷ euro) và Cartier (3,3 tỷ euro) chiếm tới 53% tổng giá trị 15 thương hiệu xa xỉ lớn nhất thế giới, trong khi 6 mác lớn nhất Italia chỉ chiếm 28%.

Trong số 5 nhãn hiệu đứng đầu đã có 4 nhãn hiệu là của Pháp, vị trí còn lại thuộc về hãng đồng hồ Rolex (Thụy Sỹ). Chỉ có duy nhất một đại diện của Italia lọt vào tốp 10 là hãng sản xuất xe hơi thể thao Ferrari (thứ 9, với giá trị thương hiệu ước tính khoảng 2,7 tỷ euro).

“Lĩnh vực thời trang cao cấp không tránh khỏi bị tác động bởi cuộc khủng hoảng thế giới. Thế nhưng những nhãn hiệu được xem là mạnh nhất vẫn xoay sở để thoát khỏi khó khăn bằng cách hạn chế rủi ro và sinh lợi nhuận dài hạn”, Tổng giám đốc Interbrand, Jean Baptiste Danet, nói. Bởi vì trong lĩnh vực này, thương hiệu là động lực phát triển quan trọng nhất.

Đây là lần đầu tiên Interbrand xếp loại giá trị thương hiệu hàng xa xỉ. Vấn đề là trong năm tới, tên tuổi nào tiếp tục giữ được vị trí trong bảng tổng sắc. Trong số đó, Tiffany&Co (thứ 7) mới đây đã thông báo cắt giảm 800 nhân viên, Bvlgari (thứ 10) cũng sẽ giảm chi phí. Còn Prada (thứ 8), gánh nặng nợ nần có thể sẽ gây cho hãng nhiều lo ngại trong môi trường kinh doanh đang xáo trộn do khủng hoảng tài chính hiện nay./.

(Theo TTXVN/Vietnam+)

  • Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 9,1 tỷ USD
  • Xuất khẩu giày và quần áo Campuchia hướng vào thị trường Châu Á
  • Giày Trung Quốc tiến mạnh vào các thị trường Trung và Nam Á
  • Giá NPL dệt may nhập khẩu tiếp tục giảm
  • Không truy thu thuế nguyên phụ liệu may mặc dư thừa
  • Các doanh nghiệp dệt may cần ưu tiên lựa chọn các đơn hàng có giá trị gia tăng cao khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ
  • Ấn Độ: Ngành da sẽ cắt giảm sản lượng hơn nữa trong nửa cuối tài khoá 2008/09
  • Ngành giày dép Ấn Độ hưởng lợi từ việc chi phí sản xuất của Trung Quốc tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container