Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc hỗ trợ ngành dệt may vượt qua khủng hoảng kinh tế

Ngành dệt may tạo công ăn việc làm cho 20 triệu người ở Trung Quốc và mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho nước này. Tuy nhiên, ngành này còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Trong bối cảnh kinh tế thế giới sa sút, xuất khẩu tăng chậm lại, ngành dệt may Trung Quốc lâm vào khó khăn.

Trong bối cảnh này, chính phủ Trung Quốc đã công bố một chương trình nhiều tham vọng nhằm khôi phục tốc độ tăng xuất khẩu và cải tổ lại ngành công nghiệp dệt may nội địa. Đây là một phần trong kế hoạch dài hạn nhằm cứu ngành dệt may thoát khỏi cơn khủng hoảng hiện tại.
Hỗ trợ tài chính
 Ngoài kế hoạch giảm 15% thuế VAT, chính phủ còn đưa ra các gói hỗ trợ đảm bảo tín dụng cho các công ty may mặc, với sự tập trung vào các công ty nhỏ và vừa.
Hỗ trợ xuất khẩu:
Các công ty xuất khẩu sẽ được hoàn lại 15% thuế VAT phải đóng cho chính phủ.
Chính phủ Trung Quốc đã quyết định giảm thêm 1% thuế xuất khẩu cho các sản phẩm dệt may. Theo như ước tính, 1% trong chính sách giảm thuế mới đã mang lại cho các công ty xuất khẩu 7.6 tỉ tệ (1.11 tỉ đô Mỹ).
 Trong năm 2008, mức thuế suất này đã được giảm 3 lần nhưng cũng không giúp được gì để tăng lượng xuất khẩu, bởi việc giảm thuế không có tác dụng gì đến nhu cầu thị trường đang bị lung lay, và khi việc giảm thuế được thực thi, các công ty nhập khẩu ngoại quốc đòi hỏi giá các mặt hàng cũng giảm theo, vì họ ý thức được rất rõ các động thái cứu trợ tài chính mới từ Bắc Kinh.
Mở rộng thị trường
Chính phủ Trung Quốc khích lệ các công ty dệt may chuyển hướng sang những thị trường mới như Nga, Brazil, Ấn Độ và lục địa Châu Phi.
Ngành công nghiệp dệt may Trung quốc từ trước tới nay đều phụ thuộc vào thị trường quần áo của Mỹ và Châu Âu. Cơn bão về tài chính vì thế mà ảnh hưởng sâu sắc tới các doanh nghiệp nước này.
Ngoài ra, ngành này cần chú trọng hơn tới thị trường nội địa đầy tiềm năng, kể cả ở vùng sâu vùng xa, nơi phần lớn dân số Trung Quốc cư trú.
Đầu tư hiện đại hoá khoa học kỹ thuật và xây dựng thương hiệu
 Trong quá khứ ngành công nghiệp dệt may có lợi thế vì chi phí sản xuất thấp. Tuy nhiên từ năm ngoái, giá thuê nhân công và năng lượng bắt đầu tăng dần. Do vậy, ngành cần phải chuyển đổi cơ chế sản xuất mang lại giá trị thấp sang giá trị cao hơn.
Mặt khác, Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn vào sản xuất các lĩnh vực mang lại giá trị cao, chẳng hạn như công nghệ nhuộm và in trong ngành dệt, và sẽ chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình để thu hút đầu tư.
Tiết kiệm năm lượng.
Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng một lượng lớn năng lượng sản xuất cho ngành dệt may. Theo như các cơ quan nhà nước cấp cao của Trung Quốc, cần phải tiết kiệm khoảng 30% mức tiêu thụ hiện nay.
Chuyển dịch sản xuất về miền trung và phía Tây đại lục
Các tỉnh ở phía Đông nên chuyển về tập trung hai mảng: phát triển kỹ thuật công nghệ và sản xuất mặt hàng dệt may mang lại giá trị cao.
 Việc sản xuất hàng giá rẻ sẽ được chuyển sang các tỉnh ở miền trung và Tây đại lục.

(Theo Vinanet)

  • Đề xuất nhiều giải pháp cứu ngành dệt may xuất khẩu
  • Ấn Độ ưu đãi thuế với sản phẩm da và dệt may xuất khẩu sang EU và Mỹ
  • Thực hiện các giải pháp giúp ngành dệt may duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm và xuất khẩu
  • Thủ tướng đồng ý với đề xuất hỗ trợ dệt may vượt khó
  • Dự báo xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản sẽ tăng trưởng khá
  • Cơ hội hợp tác giữa ngành da giày Việt Nam và Braxin
  • Sẽ sản xuất vải chống vi khuẩn và virus
  • Nga: Sản xuất giày dép không đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container