Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc khuyến cáo doanh nghiệp da giày không sử dụng chất DMF

Hiệp hội Công nghiệp Da Trung Quốc cho biết (CLIA), kể từ năm 2008, tại EU đã xuất hiện một vài trường hợp dị ứng do các tác nhân DMF có chứa trong ghế tràng kỷ và giày da xuất khẩu của Trung Quốc. Các trường hợp dị ứng này được phát hiện tại Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và các nước EU khác.

Chất hoá học DMF lần đầu tiên được phát minh và được cấp bằng sáng chế tại Mỹ vào năm 1940 và chủ yếu được sử dụng để bảo quản hoa quả, rau và các thực phẩm khác. Sau thập kỷ 80, chất DMF được sử dụng trong các lĩnh vực khác như mà một loại chất hoá học ít gây độc và  hiệu quả trong việc ngăn chặn nấm mốc. Theo chuyên gia Trung Quốc, các tác nhân DMF có những tính chất gây độc thấp và có tác dụng bảo quản, song ở nhiệt độ trong phòng nó sẽ chuyển hoá sang dạng khí và có thể gây ra những bệnh về da.

Vào ngày 08/12/2008, Pháp đã công bố cấm nhập ghế và giày từ Trung Quốc. Cuối năm 2008, Bộ Y tế và Tiêu dùng Tây Ban Nha công bố lệnh cấm vận các sản phẩm nhập khẩu có chứa chất DMF trong các bao đóng gói có thể gây ra các bệnh về da. Vào ngày 29/01/2009, Uỷ ban về an toàn sản phẩm EC đã bỏ phiếu quyến cấm các sản phẩm nhập khẩu có chứa DMF và đệ trình lên Nghị viện Châu Âu phê duyệt.

Do vậy,  CLIA khuyến cáo các doanh nghiệp da giày Trung Quốc không sử dụng chất DMF trong các sản phẩm xuất khẩu để tránh các trường hợp tương tự xảy ra.

(Theo Vinanet)

  • Nga và Ấn Độ sẽ hợp tác lâu dài trong lĩnh vực da
  • Những sửa đổi về thuế nhập khẩu của ngành da Trung Quốc năm 2009
  • Ấn Độ: Số lượng hợp đồng xuất khẩu bông tăng gấp đôi
  • Sản lượng da của Ấn Độ dự kiến giảm 20%
  • Tiềm năng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang UAE vẫn rất lớn
  • Ngành da Myanmar đang trải qua thời kỳ khó khăn
  • Mậu dịch bông thế giới vụ 2008/09 sẽ giảm 21%
  • Ấn Độ: Ngành da cần chú ý tới các mặt hàng phụ kiện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container