Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc - thị trường cung cấp vải lớn nhất cho Việt Nam

Theo số liệu thống kê, trong quí I/2009, kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam đạt 838,7 triệu USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Trung Quốc là thị trường cung cấp vải lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 285,6 triệu USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2008.


Giá vải 100% cotton khổ 57/58 nhập khẩu từ Trung Quốc cuối tháng 4/2009 tiếp tục giảm 4,6% so với tháng trước và giảm 21,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,64 USD/yard.


Mặc dù gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế nhưng theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu mặt hàng vải của Việt Nam tháng 3/2009 đã tăng mạnh trở lại đạt 377,7 triệu USD, tăng 41,2% so với tháng trước, tuy nhiên nếu so với thời điểm tháng 3/08 lại giảm nhẹ 1,6%.


Tháng 3/2009, nhập khẩu vải từ các thị trường chính như Trung quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông đều tăng khá so với thời điểm hai tháng đầu năm, riêng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản lại sụt giảm. Cụ thể:


-Nhập khẩu vải từ Trung Quốc sau khi sụt giảm mạnh trong hai tháng đầu năm đến tháng 3/2009 đã tăng mạnh trở lại đạt 133,8 triệuUSD, tăng 73,6% so với tháng trước và tăng 14,8% sovới tháng 3/08. Nâng tổng kim ngạch nhập khẩu quý I/2009 lên 285,6 triệu USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.


So với tháng trước, nhập khẩu vải từ Đài Loan tháng 3/2009 tăng 18,8% đạt trên 76 triệu USD, tuy nhiên nếu so với thời điểm tháng 3/08 lại giảm 10,8%. Tính chung, nhập khẩu quý I/2009 đạt 177,2 triệu USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2008.


Nhập khẩu vải từ thị trường Hàn Quốc trong tháng 3/2009 đạt 71,4 triệu USD, tăng21,1% so với tháng trước, nhưng nếu so với cùng kỳ năm ngoái lại giảm 7,8%. Tính chung, nhập khẩu quí I/2009 đạt 175,6 triệuUSD, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2008.


Đáng chú ý, một số thị trường đã không được các doanh nghiệp lựa chọn và nhập khẩu vải về cho mình như: Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Canada, Latvia, Thuỵ Sĩ....


Tham khảo một số thị trường nhập khẩu vải quí I/2009


Đơn vị: USD
 

Thị trường

Tháng 3/2009

3 tháng 2009

Trung Quốc

133.852.585

285.609.941

Đài Loan

76.053.963

177.282.412

Hàn Quốc

71.415.506

175.661.066

Nhật

27.133.150

79.771.938

Hồng Kông

24.819.292

50.965.756

Thái Lan

6.173.479

16.361.779

Malaixia

2.512.107

7.730.211

Indonesia

2.626.922

6.487.153

Italia

3.113.704

5.896.077

Đức

2.691.645

5.415.072

Mỹ

1.703.778

3.661.300

Ấn Độ

1.528.567

3.558.826

Singapore

543.418

1.836.471

Anh

722.772

1.263.545

Pháp

292.354

774.781

Bỉ

176.595

546.174

Đan Mạch

101.387

251.500

Philipin

26.132

147.820


(Vinanet)

  • Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tháng 5 giảm 11%
  • Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam
  • Rào cản đối với doanh nghiệp da giày
  • Trung Quốc công bố kích thích ngành dệt may
  • Xuất khẩu giày dép 4 tháng đầu năm giảm 10% so cùng kỳ
  • Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong quí I/2009
  • Ngành dệt may xuất khẩu Campuchia có tín hiệu phục hồi
  • Doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng da giày cần biết: Xu hướng của mặt hàng da giày trong thời trang xuân hè tại thị trường Nhật Bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container