Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xu hướng tiêu dùng tại thị trường quần áo Nhật Bản

Là một nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và nhập khẩu dệt may hàng đầu, Nhật Bản có sức ảnh hưởng lớn đến nhu cầu hàng hoá và dịch vụ của thế giới. Cụ thể hơn, Nhật như là một nhà tiêu thụ quần áo chủ chốt và tầm ảnh hưởng của xu hướng thời trang tại quốc gia này không thể phủ nhận. Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ về chi tiêu cho quần áo và nhu cầu về bông.

Nhập khẩu chiếm ưu thế

Một vài thập kỷ gần đây, hàng nhập khẩu luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh số bán lẻ và tiêu dùng hàng may mặc tại Nhật. Nhập khẩu quần áo tăng trung bình 7,5% mỗi năm trong 2 thập kỷ qua. Khi quần áo nhập khẩu chiếm phần lớn trong doanh thu bán lẻ quần áo ngày càng tăng của Nhật thì thị phần của quốc gia xuất khẩu quần áo lớn nhất, Trung Quốc sẽ tăng. Vào cuối những năm 1980 thị phần của Trung Quốc tại thị trường nhập khẩu quần áo của Nhật Bản thấp hơn 40% nhưng đến năm 2007 con số này đã là 92%. Điều này là do quần áo của Trung Quốc có giá trung bình tương đương hoặc thấp hơn giá của các nước khác.

Thị phần của bông tăng

Thị phần của bông tại thị trường quần áo Nhật Bản đã có sự tăng trưởng đáng kể trong một thập kỷ qua, điều này phản ánh vai trò dẫn đầu của Nhật trong xu hướng thời trang toàn cầu. Giá trị nhập khẩu tính bằng đồng Yên của quần áo làm bằng chất liệu bông tại Nhật tăng nhanh hơn là giá trị nhập khẩu quần áo nói chung. Điều này chứng tỏ rằng người tiêu dùng của Nhật ngày càng yêu thích chất liệu bông. Trong vòng 1 thập kỷ qua, thị phần của quần áo có chất liệu bông đã tăng từ 40-48%. Điều này cũng giống như xu hướng tại Mỹ.

Về hàng dệt thoi, thị phần của quần áo làm từ bông tăng ổn định từ 40% của năm 1996 lên 45% năm 2007, chủ yếu là sự tăng mạnh ở các loại quần như quần jean, và trang phục dành cho phụ nữ và các em bé gái. Về hàng dệt kim, thị phần quần áo làm từ bông tăng từ 37% năm 1998 lên 50% năm 2007, chủ yếu tăng ở nhóm quần áo ngủ (tăng 234% trong 10 năm qua).

Trong cuộc điều tra về xu hướng tiêu dùng người Nhật được thực hiện bởi công ty Cotton Incorporated’s Global Lifestyle Monitor™, khi được hỏi về loại xơ nào mà họ muốn dùng làm chất liệu trong trang phục hiện nay, 51% chọn bông, tăng 5,6% so với năm 1999.

Dệt kim phát triển mạnh hơn dệt thoi

Từ đầu những năm 1990, người tiêu dùng Nhật Bản cũng như người Mỹ đều thích sự thoải mái, co giãn tốt của hàng dệt kim hơn là dệt thoi. Thị phần của hàng dệt kim trên thị trường quần áo chất liệu bông nhập khẩu tăng từ 48% (1990) lên 55% (2007). Tại Mỹ, thị phần của dệt kim cũng theo xu hướng trên, tăng từ 37% lên 50%. Mặc dù cả quần áo dệt kim lẫn dệt thoi nhập khẩu vào Nhật đều tăng trong giai đoạn này nhưng nhu cầu hàng dệt kim tăng rõ ràng hơn cả. Tại cả thị trường Nhật lẫn Mỹ, sự phát triển mạnh của chất liệu bông trong quần áo dệt kim được thể hiện trong doanh số bán lẻ và khối lượng nhập khẩu.

(Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản)

(Vinanet)

  • Thị trường xuất khẩu áo khoác của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009
  • Thị trường xơ sợi Trung Quốc tháng 6-2009
  • Bình Dương: Xây dựng nhà máy thuộc da sinh thái
  • Đơn hàng dệt may xuất khẩu tăng 15 -20% so với đầu năm
  • Thị trường xuất khẩu quần jean của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009
  • Thời cơ cho ngành giày dép Indonexia
  • Ngành da giày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc
  • EU sẽ bỏ thuế chống phá giá với da giày Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container