Trong báo cáo mang tên "Triển vọng năng lượng thế giới 2010”, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo Australia sẽ vượt qua Na Uy trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 3 trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 2035, chỉ sau Mỹ và Canada.
Sản lượng khí gas Australia dự kiến sẽ tăng gấp hơn 3 lần trong 25 năm tới, với tốc độ tăng trung bình mỗi năm là 4,2% - đưa họ lên vị trí một trong những nước có tốc độ tăng sản lượng nhanh nhất thế giới. Tốc độ tăng này nhanh gấp đôi so với tốc độ tăng nhu cầu mạnh và khổng lồ đối với năng lượng của Trung Quốc trong 25 năm tới.
Tuy nhiên, thời kỳ bùng nổ trong sản xuất than đá sẽ qya dần và sản lượng của Australia sẽ chỉ tăng khoảng 0,6% trong 25 năm tới, còn sản lượng dầu mỏ thì sẽ giảm sút.
Nhu cầu tăng sẽ chủ yếu đến từ Trung quốc và Ấn Độ. Dự báo nhu cầu của Ấn Độ sẽ đặc biệt tăng mạnh sau năm 2020.
Tuy nhiên, thu nhập của ngành khí gas sẽ giảm trong những năm tới do dư cung trên toàn cầu (chủ yếu từ Mỹ) sẽ lên tới đỉnh điểm vào năm 2011 (sớm hơn so với dự kiến trước đây là năm 2015), và sẽ kéo dài thêm 9 năm nữa.
Theo IEA, sản lượng khí đốt của Australia sẽ vượt Malaysia vào năm 2020, vượt Indonesia vào năm 2025, và sau năm 2030, sản lượng khí gas Australia sẽ vượt Mỹ và Canada.
Hiện Malaysia và Indonesia là hai nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương và cũng là những nhà xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) lớn.
Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu và tư vấn về năng lượng Energy Quest (Australia), Graeme Bethune, cho biết Australia sẽ tập trung chủ yếu vào những dự án xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), từ khí đốt vỉa than tại Queensland, phía Đông Australia.
IEA cho biết nhu cầu khí gas toàn cầu sẽ tăng 44% vào năm 2035, trong đó Trung QUocó chiếm hơn 1/5 mức tăng đó.
Trên thực tế, Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng lớn nhất tới các thị trường năng lượng thế giới (hiện nước này đã nằm trong top 3 nước có ảnh hưởng nhất, hai nước kia là Mỹ và Châu Âu).
Nhu cầu của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng từ trên chỉ 8 triệu thùng mỗi năm vào năm 2009 lên trên 15 triệu thùng vào năm 2035. “Trung Quốc chiếm 57% tổng mức tăng nhu cầu”.
Nhu cầu có thể sẽ còn tăng nhanh hơn nữa nếu các yếu tố giá dầu thế giới và tỷ giá đồng Nhân dân tệ khích lệ nhu cầu tăng. Nhu cầu khoáng sản của Trung Quốc sẽ tăng 75% trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2035 – nhanh hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực.
Dự báo Trung Quốc sẽ chiếm 36% tổng mức tăng tiêu thụ năng lượng nguyên khai trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2035, với phần của họ trong tổng nhu cầu sẽ tăng từ 17% lên 22%.
Ấn Độ sẽ góp phần quan trọng thứ 2 về mức tăng nhu cầu tới 2035, chiếm 18% tổng mức tăng. Tiêu thụ năng lượng của Ấn Độ sẽ tăng gấp hơn hai lần vào năm 2035, với mức tăng trung bình 3,1% mỗi năm - tỷ lệ cao hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực, kể cả Trung Quốc.
Theo IEA, nhu cầu năng lượng nguyên khai của Trung Quốc sẽ tưng 2,1% mỗi năm từ 2008 tới 2035, đạt 2/3 mức tiêu thụ của toàn khối OECD.
Tổng tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc sẽ tăng tương tự mức đó, khoảng 2% mỗi năm từ 2008 đến 2035. “Trung Quốc có thể sẽ dẫn trước chúng tôi trong kỷ nguyên vàng của khí gas”, báo cáo của IEA viết.
IEA cho biết khí gas chiếm 35% mức tăng tổng cung năng lượng toàn cầu vào năm 2035, với sự nổi lên của nhiều nhà sản xuất khác ngoài Mỹ. Điều đó có thể sẽ khiến giá giảm, đẩy nhu cầu tăng lên.
Tổng cung khí gas toàn cầu sẽ tăng trên 200 tỷ m3 vào năm tới, và công suát chắc chắn sẽ vượt nhu cầu sau 10 năm nữa, mặc dù tiêu thụ khí gas cũng tăng lên.
Và IEA dự báo dư cung khí gas toàn cầu sẽ đạt 200 tỷ m3 vào năm 2012 – 2015, tăng so với chỉ 60 tỷ tỷ m3 vào năm 2007.
Nhu cầu khí gas giảm 2% trong năm 2009, mức giảm mạnh nhất kể từ những năm 1970. Nguồn cung mới từ Mỹ, và sự nổi lên của Canada và một số nước khác trong khi nhu cầu giảm đẩy giá giảm xuống.
Mặc dù nhu cầu khí gas tăng nhanh hơn so với nhu cầu dầu, song IEA cho rằng dầu sẽ tiếp tục thống trị thị trường năng lượng cho tới 2035. Dự báo giá dầu thô sẽ tăng lên 113 USD/thùng vàonăm 2035, so với mức trung bình 60 USD năm 2009. Giá dầu sẽ tiếp tục tăng vượt 200 USD (114 Euro)/thùng vào năm 2035. Từ sau năm 2015, giá dầu sẽ vững ở mức trên 100 USD/thùng. Vào tháng 7/2008, dầu đã đạt trên 147 USD/thùng.
IEA dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng dần. Vào năm 2035 nhu cầu dầu sẽ đạt 99 triệu thùng/ngày, cao hơn khoảng 15 triệu thùng so với năm 2009. Toàn bộ mức tăng đó sẽ đến từ các nước đang phát triển, trong đó khoảng một nửa từ Trung Quốc. Nhu cầu của các nước phát triển sẽ giảm khoảng 6 triệu thùng/ngày. Tiêu thụ năng lượng trung bình người ở các nước đang phát triển hiện mới chỉ bằng một phần ba mức trung bình ở các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu.
Bởi nhu cầu tăng, Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào dầu nhập khẩu. Trung Quốc đang tạo ra cơn bùng nổ hàng hoá ở Châu Phi, Trung Đông và Australia, đẩy giá mọi thứ tăng trên toàn cầu, từ dầu mỏ tới uranium. Tuynhiên, Trung Quốc không chỉ thống trị thế giới nhiên liệu hoá thạch mà sẽ thống trị thế giới năng lượng thay thế, nơi nhu cầu đang tăng rất mạnh.
(Vinanet)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com