Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

BP có ý muốn “xoa dịu” chính phủ Nga

Giám đốc điều hành của hãng dầu khí British Petroleum (BP) - ông Tony Hayward đang có dự định bay sang Nga để thuyết phục Tổng thống quốc gia này - ông Dmitry Medvedev tin rằng, tập đoàn dầu khí BP này không đứng trước bờ vực phá sản sau khi phát sinh sự cố tràn dầu trên Vịnh Mexico.

Trước việc ông Hayward quyết định rời khỏi Mỹ, mọi người dự đoán, trong ngày 21/6 BP sẽ tuyên bố, cho đến thời điểm hiện tại, chi phí nhằm ngăn chặn dầu rò rỉ và thanh lý số dầu tràn còn sót lại từ Louisiana đến bãi biển Florida đã tăng lên 2 tỷ USD.

Khi ông Hayward có mặt tại Anh Quốc vào cuối tuần trước, Hội đồng quản trị của BP trong ngày 20/6, đã mở cuộc họp tại đây để thảo luận làm thế nào để tăng thêm “kinh phí thời chiến” cho tập đoàn, để bù đắp những tổn thất từ vụ tràn dầu và khôi phục lòng tin cho các nhà đầu tư. Phương án đang thảo luận bao gồm phát hành 10 tỷ USD trái phiếu, cùng với việc từng bước bán 10 tỷ USD tài sản. Tuần trước, tập đoàn này đã đề xuất phải bán 10 tỷ USD tài sản, đồng thời ngừng việc cấp phát cổ tức của 3 quý, cắt giảm các kế hoạch chi tiêu vốn.

Việc hãng dầu khí BP tuyên bố thông tin sẽ bán một số tài sản, đã khiến một số quốc gia bao gồm cả Nga lo lắng, bởi vì BP đều có hoạt động kinh doanh tại các quốc gia này.

Nga và Mỹ là điểm đến kinh doanh quan trọng nhất của BP, gần 1/4  dầu mỏ của tập đoàn này đều có nguồn gốc từ Nga.

Ông Hayward mong muốn được gặp mặt tổng thống Nga Medvedev, để bảo đảm với tổng thống Nga rằng, BP có thể chịu trách nhiệm về sự cố tràn dầu lần này. Nhưng việc gặp mặt vẫn chưa được sắp xếp cụ thể, thời gian xuất hành của ông cũng vẫn chưa xác định.

Tuy nhiên, có thể khẳng định, chuyến công tác tới Moscow của ông Hayward sẽ bàn bạc về việc BP liệu có dự định bán một số tài sản tại Nga hay không.

Trong tuần này, ông Hayward cũng sẽ cùng với các nhà lãnh đạo của các công ty dầu mỏ đến từ các nước tham dự “Đại hội các công ty dầu mỏ các nước trên thế giới” và sẽ tiến hành các cuộc thảo luận tương tự.

(vitinfo)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Ukraine bác phương án sáp nhập giữa Naftogaz và Gazprom
  • Nga - Belarus có rơi vào "cuộc chiến" khí đốt?
  • BP bác bỏ cáo buộc vụ tràn dầu
  • Công trình Thủy điện Sơn La: Gấp rút về đích
  • Năng lượng hạt nhân – một lựa chọn cho nhu cầu phát triển
  • Tiềm năng dầu khí của VN ước đạt 2,8 đến 3,6 tỷ tấn quy dầu
  • Toàn cầu sắp chào đón thời kỳ phát triển lớn của khí đốt
  • Nhiệt điện Uông Bí dự kiến vượt tiến độ 4 tháng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container