Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga - Belarus có rơi vào "cuộc chiến" khí đốt?

Kể từ 10h sáng hôm nay (21/6) theo giờ Moscow, Nga đã hạn chế cung cấp khí đốt tự nhiên cho Belarus từ 15% một ngày đêm, sau đó sẽ tăng dần lên mức 85%, Chủ tịch tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga cho biết.

Về phía mình, hôm 20/6, Belarus đã cảnh báo Nga rằng, nếu Nga cắt 85% lượng khí đốt cung cấp cho Belarus thì nước này sẽ “khóa van” đường ống trung chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu.

Từ đầu năm 2010, Belarus đã “đơn phương” thanh toán tiền khí đốt cho Nga không theo hợp đồng, kết quả là khoản tiền mà Minsk nợ Nga đã lên tới 200 triệu USD. Hôm 15/6, Tổng thống Nga tuyên bố rằng, Nga sẽ cho Belarus 5 ngày để thanh toán nợ và thời hạn cuối cùng là ngày 21/6. Nếu Belarus không trả nợ, Nga sẽ ngay lập tức giảm lượng khí đốt cung cấp cho quốc gia này. Tiếp đó, Chủ tịch tập đoàn khí đốt Gazprom cho biết, có thể tập đoàn này sẽ cắt giảm 85% lượng khí đốt cung cấp cho Belarus.

Những năm gần đây, Belarus đã quen với việc thương lượng với nhà cung cấp khí đốt lớn nhất thế giới. Năm 2006, Nga và Belarus đã không đạt được thỏa thuận cung cấp và trung chuyển nhiên liệu. Chỉ đến ngày 1/1/2007, hai bên mới tuyên bố ký kết thỏa thuận.

Hôm 19/6, ngày cuối cùng của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Petersburg 2010, hai bên đã nỗ lực để tìm ra giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên, những cố gắng đã không thành công.

Hôm 20/6, Minsk đã gây áp lực cho Nga trong việc cung cấp khí đốt cho châu Âu, quá cảnh qua Belarus. Nguồn tin cao cấp trong Bộ Năng lượng Belarus cho hay, Belarus sẽ không hỗ trợ kỹ thuật cho việc trung chuyển nhiên liệu của Nga sang châu Âu, trong trường hợp Nga hạn chế 85% lượng khí đốt cung cấp cho Belarus.

Trong khi đó, hôm 19/6, chủ tịch Gazprom Miller tuyên bố rằng, nhà độc quyền khí đốt này có đủ năng lực kỹ thuật để cung cấp khí đốt sang châu Âu mà không cần phải quá cảnh qua Belarus.

Bên cạnh đó, đại diện cao cấp của Bộ Năng lượng Belarus cho biết, theo hợp đồng, Gazprom chỉ có quyền hạn chế cung cấp nhiên liệu ở mức 15%. Ông cho biết, 200 triệu USD là khoản tiền tương đương với 15% lượng khí đốt theo hợp đồng.

Điều này ngụ ý rằng, việc Moscow cắt giảm mạnh lượng khí cung cấp cho Minsk sẽ không chỉ gây thiệt hại đối với nền kinh tế của Belarus, mà còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

Hôm 20/6, phía Belarus cho biết, Belarus sẽ cử một phát đoàn tới Moscow do Thứ trưởng Kinh tế Belarus Andrei Filonov dẫn đầu để thương lượng với Nga về khoản nợ khí đốt của Belarus và chi phí trung chuyển khí đốt của Nga qua Belarus.

Trước đó hôm 18/6, Belarus tuyên bố rằng, Gazprom nợ Belarus tiền quá cảnh khí đốt bằng với khoản nợ mà Belarus nợ Nga theo định giá của Moscow – gần 200 triệu USD. Tuyên bố này đã gây ra phản ứng mạnh từ các nhà trức trách Nga. Theo đó, chính Nga lại là người nợ tiền Belarus.  

Hôm 19/6, Beltransgaz đã gợi ý Gazprom về việc “trao đổi” hai khoản nợ, tuy nhiên thành công không đạt được, nguồn tin cho hay.

Các đề nghị mà phái đoàn Belarus “mang” tới Nga là gì và liệu chúng có giúp được gì trong việc tránh cắt giảm khí đốt của Nga hay không, hiện vẫn chưa rõ. Song tình hình không mấy khả quan. Theo tuyên bố của Chủ tịch Gazprom trên đài phát thành “Ekho Moscow” của Nga, thậm chí nếu Minsk có tiền để trả nợ, thì trong tương lai vấn đề thực hiện thanh toán không đầy đủ vẫn là vấn đề mà Gazprom đặc biệt lưu tâm.

(vitinfo)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • BP bác bỏ cáo buộc vụ tràn dầu
  • Công trình Thủy điện Sơn La: Gấp rút về đích
  • Năng lượng hạt nhân – một lựa chọn cho nhu cầu phát triển
  • Tiềm năng dầu khí của VN ước đạt 2,8 đến 3,6 tỷ tấn quy dầu
  • Toàn cầu sắp chào đón thời kỳ phát triển lớn của khí đốt
  • Nhiệt điện Uông Bí dự kiến vượt tiến độ 4 tháng
  • BP: Trữ lượng dầu mỏ phát hiện trên thế giới tăng
  • UAE xây nhà máy điện năng lượng lớn nhất thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container