Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ có con đường tiết kiệm

Tại cuộc hội thảo “Tổng sơ đồ nghiên cứu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam”, các chuyên gia của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) khẳng định, tiết kiệm là giải pháp hiệu quả nhất giúp Việt Nam giải bài toán mất cân bằng cung - cầu về năng lượng.


Cuộc chạy đua giữa phát triển nguồn điện và tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ của thị trường ở Việt Nam đã kéo dài gần 20 năm. Mặc dù có những thời điểm tình hình cung - cầu điện có bớt căng thẳng, nhưng chưa bao giờ Việt Nam trút được mối lo thiếu điện.


Khoảng bảy năm về trước, lãnh đạo của tập đoàn Điện lực (EVN) dự báo sau năm 2005 hệ thống điện Việt Nam bắt đầu có nguồn điện dự phòng, nhưng thực tế đã khác hẳn. Tình trạng thiếu điện còn trở nên trầm trọng hơn. Đến nay, không một ai dám chắc đến thời điểm nào căng thẳng về cung - cầu điện mới chấm dứt.


Thậm chí nhiều chuyên gia về năng lượng còn cho rằng vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng sẽ trở thành thách thức lớn trong tương lai, khi mà nguồn dầu thô, khí đốt và than đá trong nước đang ngày một cạn kiệt.Vấn đề nan giải nhất đối với ngành điện Việt Nam là chênh lệch về mức tiêu thụ điện giữa các giờ trong ngày quá lớn.


Bình quân, nhu cầu điện ở giờ cao điểm gấp 2-2,5 lần giờ thấp điểm và hơn 50% so với các giờ bình thường khác. Ông Kimio Yoshida, Trưởng nhóm nghiên cứu của JICA về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam, cho biết đến năm 2025, mức tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ gấp 3,5 lần hiện nay. Nếu hiệu quả sử dụng điện vẫn không được cải thiện, thì tình trạng thiếu hụt công suất nguồn trong giờ cao điểm sẽ càng trầm trọng hơn.


Chỉ có hai cách để giải quyết thiếu điện, gồm: phát triển nhanh nguồn cung cấp và cải thiện hiệu quả sử dụng điện. Phương án phát triển nguồn cung đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn. Hơn nữa, trong điều kiện sử dụng năng lượng còn nhiều lãng phí, thì đây không phải là giải pháp có lợi cho nền kinh tế.


Kết quả nghiên cứu của JICA cho thấy, Việt Nam đứng thứ ba châu Á về sử dụng năng lượng kém hiệu quả (chỉ hơn Trung Quốc và Indonesia). Trong giai đoạn 1990-1998, để tạo ra một đơn vị GDP, Việt Nam tiêu thụ tới 1,5 đơn vị năng lượng và từ sau 1998 đến nay, tỷ lệ này đã nới rộng lên 1,83. Trong đó, hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp giảm nhanh nhất.


Từ kết quả nghiên cứu của mình, JICA cho rằng con đường tốt nhất để giải quyết bất cập trong vấn đề năng lượng của Việt Nam là tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng. Lẽ đương nhiên, không thể chỉ đưa ra những chương trình vận động chung chung, mà cần phải có một kế hoạch đồng bộ, từ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao nhận thức của cộng đồng, đưa ra các tiêu chuẩn bắt buộc về hiệu suất năng lượng cho các loại thiết bị điện quan trọng, và đầu tư đúng mức cho chương trình tiết kiệm năng lượng.


Việt Nam đang áp dụng một số biện pháp tiết kiệm điện, nhưng dường như mới tập trung mạnh vào khu vực công sở và hệ thống chiếu sáng công cộng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ các nước có điều kiện gần giống Việt Nam, khu vực công cộng và xã hội chỉ chiếm chưa tới 10% mức tiêu thụ điện của hệ thống, mà tập trung chủ yếu ở khu vực dân dụng và công nghiệp. Do vậy, giải pháp tiết kiệm năng lượng cần tập trung mạnh cho nhóm đối tượng này.


Biện pháp tiết kiệm tốt nhất là thay thế những thiết bị tiêu thụ năng lượng hiệu suất thấp bằng thiết bị hiệu suất cao. Theo ông Koichiro Tanabe, thành viên nhóm nghiên cứu JICA, tỷ lệ tiết kiệm của Indonesia nhờ sử dụng thiết bị điện hiệu suất cao đến 30%. Cũng nhờ giải pháp đó, mức tiêu thụ điện trong giờ cao điểm của nước này giảm được 37%.


Ông cho rằng: “Việt Nam có thể giảm 40% nhu cầu phụ tải giờ cao điểm nếu sử dụng thiết bị điện hiệu suất cao”.Hiện nay, nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc đã áp dụng biện pháp dán nhãn “hiệu suất cao” bắt buộc đối với các thiết bị điện gia dụng chính là bóng đèn, điều hòa không khí, tủ lạnh.


Còn tại Việt Nam, ông Đặng Hải Dũng thuộc Văn phòng Tiết kiệm năng lượng của Bộ Công Thương, cho biết đang xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu cho các sản phẩm đèn huỳnh quang, chấn lưu, quạt điện, động cơ điện, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh.


Việc dán nhãn tiết kiệm năng lượng mới áp dụng với bóng đèn huỳnh quang và chấn lưu điện tử, nhưng chưa phải là yêu cầu bắt buộc. “Nếu cứ tiếp tục đầu tư vào sản xuất và cho lưu hành thiết bị điện giá rẻ, thì hiệu suất sử dụng năng lượng của Việt Nam sẽ khó mà cải thiện”, ông Koichiro Tanabe nhấn mạnh.


Ngoài ra, các chuyên gia của JICA còn cho rằng đầu tư của Chính phủ Việt Nam cho chương trình tiết kiệm năng lượng chưa đủ. Kinh phí hàng năm cho chương trình này chỉ có 20 tỉ đồng, chiếm 0,0074% ngân sách quốc gia, trong khi Nhật Bản dành tới 0,14%.


Nhóm nghiên cứu của JICA cho rằng, để đạt mục tiêu tiết kiệm 5-8% năng lượng trong giai đoạn 2011-2015, Chính phủ cần dành nhiều ngân sách hơn để đầu tư, ước tính phải tăng ít nhất 10 lần so với hiện nay. Theo tính toán của JICA, nếu đạt được mục tiêu trên, mỗi năm Việt Nam có thể tiết kiệm trên 18.000 tỉ đồng.

(Theo Tấn Đức // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Dự kiến năm 2012, Việt Nam phải nhập khẩu than
  • Tiêu thụ năng lượng điện toàn cầu sẽ giảm
  • Trung Quốc chi 440 tỷ USD để từ bỏ than đá
  • 7,5 tỷ USD xây dựng Trung tâm điện lực Bình Định
  • Nhiều dự án nguồn điện bị chậm tiến độ
  • Xuất khẩu dầu của OPEC sẽ tăng trong tháng 6/2009
  • Trung Quốc có kế hoạch đầu tư 440 tỷ USD để phát triển năng lượng mới
  • 4.000 tỷ đồng cho dự án thủy điện Huội Quảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container