Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chi phí năng lượng: Việt Nam sẽ cắt giảm 20 - 30%

Cột thu năng lượng mặt trời tại Trường Sa

Chính phủ Đức sẽ dành khoảng 1/3 trong tổng số hơn 150 triệu eur vốn ODA cam kết trong giai đoạn 2010 - 2011 cho lĩnh vực năng lượng và biến đổi khí hậu tại VN. Đây là cam kết mới nhất được công bố tại Hội nghị kinh tế Đức-VN với chủ đề “Biến đổi khí hậu và năng lượng tái tạo” diễn ra tại TP HCM.

Hội nghị kinh tế Đức-VN lần thứ nhất về chủ đề biến đổi khí hậu và năng lượng là một trong những sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 35 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và VN. Hơn 200 khách mời là đại diện các cơ quan, DN VN, Đức và châu Âu đã tham dự sự kiện.

Hợp tác chống biến đổi khí hậu

Đại sứ Đức tại VN Rolf Schulze cho rằng Đức có những thế mạnh và có thể hợp tác hỗ trợ VN phát triển bền vững trong các lĩnh vực như hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng năng lượng thay thế hiệu quả chăm sóc y tế... Ông cũng đánh giá việc lần đầu tiên tổ chức một hội nghị kinh tế giữa Đức và VN sẽ là một xuất phát điểm tốt đẹp, tích cực góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng hoan nghênh việc các DN  Đức đã có sáng kiến tổ chức một hội nghị bàn về một chủ đề thời sự là biến đổi khí hậu toàn cầu và năng lượng. Bộ trưởng cũng bày tỏ tin tưởng trên tinh thần hữu nghị, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, mối quan hệ hợp tác song phương sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp. VN đang phấn đấu đạt mục tiêu cắt giảm 20-30% chi phí năng lượng trong 5 -10 năm tới so với hiện nay, và kêu gọi các DN tham đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Và sử dụng những nguồn năng lượng mới

VN có lợi thế là nước nông nghiệp, phụ phẩm từ nông sản rất nhiều. Bên cạnh đó, VN nhiều nắng gió nên việc phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) là rất thuận lợi. Cho nên, Đức sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với VN trong việc phát triển các nguồn NLTT như gió, mặt trời, biogas.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết thêm dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ được trình Quốc hội vào tháng 5 tới sẽ bao gồm các quy định và biện pháp cụ thể thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong lĩnh vực này.

Bộ trưởng cho rằng cần có các biện pháp chế tài để hạn chế các cơ sở sử dụng lãng phí năng lượng, và điều này cũng sẽ được đưa vào dự thảo luật. Ngoài ra, Chính phủ sẽ có những chính sách khuyến khích các DN đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới bao gồm năng lượng gió và năng lượng mặt trời cũng như sử dụng nguồn năng lượng này.

Trong chiến lược của năng lượng VN đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến các nguồn năng lượng mới, sạch và tái tạo sẽ đáp ứng 9-10% tổng nhu cầu năng lượng của VN vào năm 2020. Và muốn đạt được điều này cần phải có khung pháp lý hiệu quả.

Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng nghị định dự thảo khuyến khích phát triển năng lượng mới. Cốt lõi của nội dung nghị định này là nhà nước sẽ hỗ trợ như thế nào để phát triển nguồn năng lượng này, mà trước hết là do các nhà đầu tư tư nhân, DN đầu tư. Cũng theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, một số DN đề nghị lượng năng lượng sản xuất từ turbine gió được bán với giá 12 - 13 xu USD/kwh, trong khi hiện nay Tập đoàn Điện lực VN mua điện của các nhà máy nhiệt điện, thủy điện ở mức bình quân 5 xu USD/kwh và bán lại cho người tiêu dùng với mức bình quân là 5,2-5,3 xu USD/kwh. Do vậy, giá của các nguồn năng lượng sạch cũng cần phải được tính toán kỹ.

Việc đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch này, theo bộ trưởng đòi hỏi nguồn vốn rất lớn và do vậy trong nhiều trường hợp chính phủ phải giúp tìm nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Ông nói thêm cần phải có sự hỗ trợ, khuyến khích thì mới phát triển các nguồn năng lượng này ở VN. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, VN đã đề nghị với các tổ chức quốc tế và nước ngoài, trong đó có Đức, Phần Lan, Đan Mạch và Nhật hỗ trợ tìm các giải pháp phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng hiệu quả, giảm thiểu các tác động xấu của biến đổi khí hậu.

Ông Rolf Schulze - Đại sứ Đức tại VN cho biết Chính phủ Đức dành khoảng 1/3 trong tổng số hơn 150 triệu eur vốn ODA cam kết trong giai đoạn 2010 - 2011 cho lĩnh vực năng lượng và biến đổi khí hậu tại VN. Ông nhấn mạnh rằng đây là hai trong số các lĩnh vực trọng tâm trong quan hệ hợp tác giữa Đức và VN.

(Theo Hoàng Hà // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Các nhà máy thủy điện ở Gia Lai chạy hết công suất
  • Thuỷ điện Sơn La trước ngày nút cống dẫn dòng
  • Trung Quốc - Iraq sẽ ký thỏa thuận khai thác mỏ dầu Missan
  • Brazil phát hiện mỏ dầu trữ lượng 4,5 tỷ thùng
  • Belarus bắt đầu chế biến dầu mỏ mua từ Venezuela
  • Mỹ - Nga sẽ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân?
  • Nga, Thổ Nhĩ Kỳ ký kết một loạt thỏa thuận dầu mỏ và khí đốt
  • Đảm bảo cung ứng than cho nhu cầu năng lượng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container