Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đảm bảo cung ứng than cho nhu cầu năng lượng

Bộ Công Thương rà soát tiến độ tất cả các dự án điện, than, cảng vận chuyển, Tập đoàn TKV tính toán, đề xuất kế hoạch sản xuất, khai thác than theo hướng giảm tối đa nhập khẩu, đảm bảo cung ứng than cho nhu cầu năng lượng của đất nước.

Một công trường khai thác than ở Quảng Ninh. Ảnh: Chinhphu.vn

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp với các Bộ, ngành hữu quan về tình hình chuẩn bị đầu tư các nhà máy nhiệt điện than và cân đối than cho các nhà máy này, ngày 6/5.

Báo cáo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, với kế hoạch mới theo chỉ đạo của Chính phủ, từ nay đến năm 2014, ngành Than vẫn đảm bảo được cân đối cung cầu nguồn năng lượng than sơ cấp phục vụ các ngành kinh tế. Tuy nhiên, nếu không áp dụng các giải pháp quyết liệt, đến năm 2015, lượng than trong nước sẽ thiếu khoảng 6,7 triệu tấn so với nhu cầu, nhất là khi nhiều dự án điện than đi vào hoạt động. Đến năm 2020, lượng than thiếu sẽ vào khoảng 27 triệu tấn.

Như vậy, cân đối khả năng khai thác than trong nước với tiến độ thực hiện các dự án nhà máy nhiệt điện than thì trước năm 2015 sẽ phải nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện, Bộ Công Thương nhận định.

Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo, Bộ Công Thương, ngành Than cần thực hiện các giải pháp tổng thể, đồng bộ nhằm mục tiêu tối đa hóa khả năng đáp ứng nguồn than trong nước cho nhu cầu năng lượng.

Bộ Công Thương tiến hành rà soát tiến độ từng dự án điện (đặc biệt là các dự án nhiệt điện than), các dự án thăm dò, khai thác than, xây dựng các cảng chuyên dùng vận chuyển than để đảm bảo hiệu quả việc cân đối, sử dụng năng lượng.

Tập đoàn TKV xây dựng Đề án tổng thể phấn đấu tăng sản lượng khai thác so với kế hoạch đã đề ra. Trong đó, tập trung khai thác có hiệu quả hơn các mỏ than trong nước, đầu tư đổi mới, bổ sung thiết bị công nghệ nhằm tăng hệ số khai thác, năng suất lao động. Tích cực triển khai thăm dò, mở các mỏ mới, trong đó có cả việc hợp tác đầu tư khai thác mỏ than ở nước ngoài.

Các Bộ, ngành, TKV và các đơn vị liên quan cũng cần tích cực tìm kiếm nguồn than để đàm phán ký kết nhập khẩu than.

(Theo Nguyên Linh // Tin Chính phủ)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả : DN cần đầu tư bài bản
  • Ăn đong điện
  • Thủy điện Sơn La trước ngày tích nước lòng hồ
  • Dầu khí đã đi bằng hai chân
  • Nga và Mông Cổ sắp thành lập liên doanh uranium
  • Thuỷ điện Sơn La trước ngày tích nước - Mường Lay – thị xã dưới lòng hồ
  • Thuỷ điện Sơn La trước ngày tích nước -Ngổn ngang tái định cư
  • Thuỷ điện Sơn La trước ngày tích nước - Kịch bản nước dâng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container