Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cty CP than Hà Tu: Tăng hiệu quả nhờ... cổ phần hóa

Khai thác than lộ thiên ở mỏ Hà Tu

Đối với DN khai thác khoáng sản, việc tăng nhanh doanh thu cũng đồng nghĩa với giảm nhanh trữ lượng tài nguyên. Vì vậy, kế sách hay là phải tăng nhanh lợi nhuận gắn với phát triển bền vững.

Đó là bài toán không dễ, nhưng gần 4.000 cán bộ, công nhân của Cty CP than Hà Tu đã giải được từ năm 2007, sau khi DN này được cổ phần hóa (CPH).

Lợi nhuận - mục tiêu hàng đầu

Các chuyên gia kinh tế vô cùng khâm phục khi nhìn vào con số so sánh trước và sau CPH của Cty than Hà Tu – TKV. Đó là, nếu kết quả năm 2006 (trước CPH) của đơn vị này là: doanh thu đạt hơn 1.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận chỉ đạt 4 tỷ đồng. Trong khi chỉ ngay năm sau (sau CPH) Cty than Hà Tu đã đưa ra con số đáng kinh ngạc: doanh thu gần 1.200 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 31,5 tỷ đồng.

Mặt khác, người ta có thể so sánh: nếu như năm 2005, Cty than Hà Tu sản xuất 2.021.507 tấn than; lợi nhuận 10.259 triệu đồng; thu nhập bình quân 3.235.000 đồng, thì năm 2009 Cty sản xuất 2.337.312 tấn than; lợi nhuận 58.000 triệu đồng; thu nhập bình quân 5.500.000 đồng. Từ đây đưa ra kết luận: sau 5 năm sản lượng khai thác than của mỏ Hà Tu chỉ tăng 115,6%, nhưng lợi nhuận tăng hơn 565%. vì thế thu nhập lương bình quân đã tăng hơn 170%.

Sau một năm CPH, Cty CP than Hà Tu khai thác đạt đỉnh cao sản lượng và lợi nhuận: Năm 2008, khai thác than đạt 3 triệu tấn/năm; lợi nhuận đạt trên 86 tỷ VND. Đó là đỉnh cao thành công mà chưa bao giờ Cty đạt.

Khi trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Trung - Phó giám đốc kinh tế của Cty CP than Hà Tu cho biết: “Thực ra, từ năm 2005 đến năm 2009 chúng tôi đã hưởng ứng và phát động tích cực phong trào thi đua của Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) là: An toàn - ổn định - Hiệu quả - Phát triển. Trong đó, hiệu quả là mục tiêu hàng đầu được coi trọng đối với mỏ than Hà Tu sau khi CPH”.

Quản lý - chìa khóa thành công

Trước khi CPH, tức là trước năm 2007, Cty than Hà Tu là một trong những DN có phong trào văn hoá - thể thao khá sôi nổi trong TKV. Lúc này, để phát triển tốt phong trào, nhất là bóng đá, Cty đã huy động đến đóng góp tiền lương của CBCN. Sau CPH phong trào vẫn phát triển mạnh và được Công đoàn - TKV tặng Cờ xuất sắc trong phong trào văn hoá thể thao. Nhưng đặc biệt hơn là Cty đã “nuôi” phong trào bằng chính lợi nhuận làm ra, chứ không phải huy động “sức dân” như trước. Sau khi CPH cũng là lúc ông Hoàng Minh Hiếu được điều về làm Giám đốc Cty than Hà Tu. Được biết, việc khoán định mức nhiên liệu cho xe, máy tại công trường trước đó còn nhiều bất cập, bế tắc. Do đó sự lãng phí nhiên liệu là không tránh khỏi. Biết thay đổi toàn bộ hình thức quản lý DN là một điều không dễ, nhưng ông Hiếu cùng Ban lãnh đạo Cty than Hà Tu vẫn quyết tâm làm.

 Đó là, cùng với việc phát động các phong trào thi đua, coi đó là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời làm một “cuộc cách mạng” về thay đổi hình thức quản lý DN được Ban lãnh đạo Cty đề ra.

Trước hết, đó là sắp xếp, tổ chức lại lao động hợp lý như giảm tối thiểu lao động gián tiếp, khuyến khích việc cán bộ kiêm nhiệm, và bố trí lao động hợp lý, phù hợp với năng lực từng người và yêu cầu của từng đơn vị sản xuất. Việc khoán định mức tiêu thụ nhiên liệu được rà soát, áp dụng các định mức thực tế trên cơ sở giám sát chặt chẽ. chính vì thế mỗi năm. Cty đã tiết kiệm chi phí tới hàng chục ngàn lít nhiên liệu so với trước. Việc khoán chi tiêu tài chính, chi phí sản xuất cũng như tiêu thụ điện nước tới từng tổ đội sản xuất được định mức rõ ràng, được quản lý chặt chẽ.

Là một trong những mo còn trữ lượng than ít, chất lượng than tốt giảm dần, do vậy Cty cổ phần than Hà Tu xác định việc tiết kiệm tài nguyên là ưu tiên hàng đầu. Từ nhiều năm trước mỏ để lại hàng triệu m3 than phụ phẩm tại bãi thải có chất lượng rất thấp (66,2 – 73,4% độ tro) với tiêu chuẩn này thì không thể đem bán được. Mới đây, Cty đã mạnh dạn đầu tư 17,8 tỷ VND lắp đặt dây chuyền tuyển than bằng máy lắng lưới chuyển động. Dây chuyền này cho phép Cty tận dụng than chất lượng xấu để tuyển ra ba sản phẩm dùng được có độ tro 36 – 42 %. Theo tính toán dây chuyền này sản xuất trong 3 năm là hoàn vốn.

Được biết mỏ than Hà Tu đang có trữ lượng than cạn dần, tôi chia sẻ điều lo lắng đó với Giám đốc - Hoàng Minh Hiếu. Vẫn gương mặt tự tin, bình thản ông Hiếu cho biết: “Thực ra, không riêng ở Quảng Ninh mà ở VN, than và các khoáng sản khác người ta phát hiện ra còn nhiều hơn. Do vậy, là DN thành viên của TKV chúng tôi không bao giờ lo hết việc, chỉ có điều mình phải làm những việc đang làm cho thật tốt mà thôi. Đối với mỏ Hà Tu không gì hơn là: Sản xuất - Tiết kiệm - Hiệu quả”.

(Theo Văn Nguyễn // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container