Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện lực phối hợp với Viễn thông sử dụng chung hệ thống cột điện

Thời gian qua, việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội, được báo chí phản ánh. Để phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng viễn thông bền vững, hiệu quả, đồng thời giữ sạch đẹp cảnh quan môi trường, nhất là ở tại các đô thị, Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị về nội dung này.

Tăng cường phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông, đặc biệt là hạ tầng viễn thông thụ động

Chỉ thị số 422/CT-TTg của Thủ tướng nêu rõ quy định, công trình viễn thông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển. Các đường cáp viễn thông, đường dây thuê bao được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu cống, hè phố, đường phố, đường điện để tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình.

Các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được ưu tiên đặt tại các nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu và các địa điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.

Hợp tác sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông tăng cường hợp tác sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là cột ăng ten, nhà trạm, cống bể cáp, trên nguyên tắc đàm phán cùng có lợi.

Theo số liệu của phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ trao đổi với ông Đinh Quang Tri,  Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hồi đầu tháng 1/2010, thực tế trên các cột điện có đến hơn 40% là cáp vô chủ. Đây là một trong những thủ phạm chính làm xấu đi bộ mặt của các đô thị, đặc biệt là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Chỉ thị của Thủ tướng mới ban hành nêu rõ yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật điện lực, đặc biệt là hệ thống cột điện với giá thuê trên cơ sở giá thành, hợp tác cùng phát triển và vì lợi ích công cộng.

Cũng để thống nhất thực hiện, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan ban hành cơ chế nguyên tắc kiểm soát và quản lý giá thuê hạ tầng kỹ thuật công cộng (xây dựng, giao thông, điện lực, cấp nước, thoát nước, viễn thông, phát thanh truyền hình) trên cơ sở thúc đẩy dùng chung giữa các ngành; tiết kiệm, hiệu quả trong đầu tư và giữ sạch, đẹp cảnh quan môi trường.

Ngầm hóa các mạng cáp thông tin tại địa phương, đô thị

Đây là nhiệm vụ được Thủ tướng giao Bộ Tài chính xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chỉnh trang, treo lại và ngầm hóa các mạng cáp thông tin.

Trong đó, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật tham gia xã hội hóa công tác đầu tư xây dựng cống, bể cáp, cột ăng ten cho các doanh nghiệp thuê để ngầm hóa mạng cáp thông tin và lắp đặt ăng ten cho các trạm phát sóng thông tin di động (BTS) theo quy chuẩn và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đã được ban hành.

(Theo Phan Hiển // Tin Chín phủ // Chỉ thị số 422/CT-TTg)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất có thể bàn giao trong tháng 4
  • Chấm dứt khủng hoảng khí đốt tại Nga?
  • KV xin tiếp tục tăng giá bán than trong năm 2011
  • Ngày 19-5: Nhà máy thủy điện lớn nhất Bắc miền Trung phát điện
  • Nhà máy nhiêu liệu sinh học Bình Phước: Giúp 15.000 hộ nông dân thoát nghèo
  • Xăng dùng cho các loại động cơ thuộc hàng dự trữ nhà nước
  • Zambia lo ngại trước sự ra đi của đại gia dầu mỏ BP
  • Tiến độ các dự án nhiện điện than: Ngoài tầm kiểm soát!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container