Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cung ứng than cho điện: Chỉ khả quan hơn sau năm 2015?

Trong buổi sơ kết sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2010 của Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) mới đây tại Hà Nội, lãnh đạo tập đoàn nhận định, việc thiếu hụt điện trong khoảng thời gian vừa qua đã gây ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh của hầu hết các hầm lò. “Tiếp tục trong thời gian tới, điện vẫn tiếp tục thiếu, việc sản xuất than ở các công ty sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng” – Phó Tổng giám đốc TKV Nguyễn Chiến Thắng cho biết.

Khó khăn và thực trạng

Ông Vũ Mạnh Hùng – Phó Tổng giám đốc TKV cho biết, 6 tháng đầu năm 2010, do diễn biến thời tiết thất thường, điện thiếu trầm trọng và căng thẳng, nên tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty, nhà máy bị ảnh hưởng nhiều đến tiến độ, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng cơ bản. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chỉ đạt hơn 9 ngàn tỷ đồng (bằng 30% kế hoạch năm nay). Phó Tổng giám đốc Lê Minh Chuẩn cho biết, vấn đề tồn tại lớn nhất ở đây vẫn là tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng quá chậm. Việc thực hiện xây dựng các mỏ than, kho bãi chậm chạp, chủ yếu do các chủ đầu tư vẫn lề mề. Cho đến nay, nhiều dự án cảng thậm chí còn chưa được duyệt. Ông Chuẩn lo lắng, nếu không triển khai sớm, việc sản xuất trong thời gian tới sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Ông Chuẩn cũng nhấn mạnh vào việc, các công ty vẫn chưa tập trung đầu tư cho việc xây dựng một kho than chuẩn, điều này “góp phần” hạn chế việc tiêu thụ sản xuất than của ngành. Tuy nhiên, trong 6 tháng qua, doanh thu sản xuất kinh doanh của TKV vẫn đạt 55,5% kế hoạch năm 2010, tăng 28% so với cùng kỳ 2009.

Đánh giá về công tác an toàn trong thời gian qua, ông Hùng cho biết, 6 tháng đầu năm nay, đã xảy ra 7 vụ tai nạn làm chết 8 công nhân, trong đó 5 vụ xảy ra trong hầm lò làm chết 6 công nhân (so với năm 2008, giảm 3 vụ, số người chết giảm 3 và so với năm 2007, số người chết giảm 18). Nguyên nhân xảy ra tai nạn phần lớn vẫn do sự chủ quan, sơ xuất của người lao động. Bên cạnh đó, một số vụ liên quan tới công tác quản lý. Một số khai trường có sự chồng lấn về ranh giới khai thác giữa lộ thiên và hầm lò nên có nguy cơ xảy ra sụt lún bất ngờ (đơn cử như khai trường của công ty Hà Lầm và Núi Béo, Hà Tu và Hòn Gai...)

Ông Chuẩn đặc biệt lo lắng về nạn than thổ phỉ vẫn có chiều hướng gia tăng và có phần “ngang tàng” hơn khi những kẻ khai thác trộm than sẵn sàng chống trả lực lượng bảo vệ bằng vũ khí nguy hiểm như súng, dao... Ông Chuẩn đề nghị, thời gian tới cần tăng cường lực lượng, công tác tuần tra, kiểm soát để hạn chế thấp nhất nạn “ăn cắp” và những tiêu cực trong khai thác than.

Điện sẽ tiếp tục căng thẳng

Theo ông Nguyễn Chiến Thắng năm nay, dự kiến các nhà máy nhiệt điện sẽ cung cấp cho ngành điện 4,6 tỷ kWh. 6 tháng đầu năm nay, đã thực hiện được 47% kế hoạch. Tuy nhiên, do hạn hán kéo dài, các nhà máy thuỷ điện hoạt động không hết công suất, trong khi 4 dự án trọng điểm cung ứng điện quốc gia của EVN chưa hoàn thành, nên EVN đã yêu cầu TKV huy động công suất tối đa của hai nhà máy nhiệt điện lớn là Sơn Động và Cẩm Phả. Hai nhà máy này đã phải vận hành liên tục trong mọi trường hợp.

Bởi vậy, nhiều khi muốn dừng hoạt động của hai nhà máy này để bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện việc sửa chữa bảo dưỡng, nhưng lại không thể được. Trưng dụng hai nhà máy này từ đầu năm 2010, EVN nói đến đầu tháng 6 sẽ “trao trả” lại cho TKV, rồi lùi đến cuối tháng 6, song đến nay, tình hình vẫn không có gì khả quan hơn. “Có lẽ, hạn cuối mà EVN hứa là 15-7 vẫn chưa thể thực hiện được. Như vậy, ít nhất là hết tháng 7, tình hình điện năng sẽ tiếp tục căng thẳng – ông Thắng lo lắng.

Liên quan đến một số dự án điện lớn, ông Thắng vẫn lo ngại về sự chậm tiến độ. Theo đó, dự án điện Nông Sơn mới chỉ hoàn thành khoảng 25% khối lượng thi công do thay đổi nhà thầu. Dự án Mạo Khê mới đang thực hiện giải phóng mặt bằng; dự án Lý Sơn đang tiến hành san gạt mặt bằng nhà máy, mới chỉ hoàn thành bàn giao mặt bằng sau khi giải phóng mặt bằng giai đoạn 1... Duy chỉ có nhà máy Cẩm Phả 2 dự kiến sẽ vận hành vào cuối năm nay. Do vậy, từ giờ đến 2015, chắc điện sẽ còn thiếu, đồng nghĩa với khó khăn trong việc cung ứng than cho điện khi sản xuất than bị ảnh hưởng vì thiếu điện.

(Đại Đoàn Kết)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Phát triển thủy điện : Mới đạt được 1 mục tiêu
  • Hơn 22.000 tỷ đồng xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1
  • Một hình thức làm thủy điện hiệu quả ở Thái Nguyên
  • Thiếu máy phát điện công suất lớn Từ xuất khẩu đến nhập máy cũ
  • Tiêu thụ than trong nước tăng 23,6%
  • TKV sắp phát hành trái phiếu quốc tế bằng USD
  • Nord Stream “cập bến” châu Âu
  • Điện gió tại Việt Nam - tiềm năng và đề xuất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container