Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gazprom khôi phục dự án cung cấp khí đốt cho Trung Quốc

Mới đây, đại gia khí đốt Gazprom của Nga đã quyết định sẽ đưa dự án xây dựng đường ống dẫn khí Altai vào danh sách các dự án khí đốt tiềm năng của Nga trong giai đoạn 2015-2018 sau 4 năm đàm phán không thành.

Tờ Vedomosti của Nga cho biết, Tập đoàn khí đốt Gazprom dự kiến sẽ cung cấp khoảng 30 tỷ m3 khí đốt/năm từ Tây Siberia tới Trung Quốc thông qua đường ống này. Có thể việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Altai sẽ xong sớm hơn đường ống South Stream dự kiến sẽ được xây dựng từ năm 2015-2024.

Năm 2006, Gazprom và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký biên bản về việc cung cấp khí đốt của Nga sang Trung Quốc. Hai bên dự kiến sẽ thỏa thuận về giá nhiên liệu vào cuối năm đó để việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Altai được bắt đầu vào năm 2011. Khi đó, ước tính sơ bộ cho dự án này vào khoảng 363 tỷ rúp (tương đương 13,6 tỷ USD theo tỷ giá năm 2006). Tuy nhiên, đàm phán về giá khí đốt vẫn chưa ngã ngũ, do vậy, sau đó Trung Quốc đã tìm nhà cung cấp nhiên liệu mới là Turkmenistan.

Tổng chiều dài của đường ống dẫn khí Altai sẽ vào khoảng hơn 6000 km với 2700 km đi qua Nga. Dự án này không chỉ nổi bật bởi chiều dài của đường ống, mà còn có thể mang lại nhiều rủi ro cho thiên nhiên và sinh thái. Để xây dựng đường ống này, Nga và Trung Quốc cần thỏa thuận về giá khí đốt. Tờ Vedomosti của Nga nhận định, nếu theo báo cáo trước đó của Gazprom, tính từ thời điểm Nga và Trung Quốc thỏa thuận được giá khí đốt cho tới khi khởi công xây dựng đường ống dẫn khí Altai phải mất khoảng 5 năm, thì Gazprom và CNPC cần phải thỏa thuận về giá khí đốt ngay trong năm nay.

Theo tổng giám đốc East European Gas Analysis Michael Korchemkin, đường ống dẫn khí đốt Altai là dự án có chi phí thấp nhất của Gazprom. Trong một báo cáo công bố chính thức vào tháng 03/2006, Gazprom ước tính phần chi phí của Nga trong dự án Altai vào khoảng 4,5-5 tỷ USD.

(Vitinfo)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Khánh thành nhà máy hóa dầu đầu tiên của Việt Nam
  • Vận hành thị trường điện cạnh tranh: Khó từ... EVN?
  • Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Nhà máy nhiệt điện tại Hải Phòng
  • Các nước mới nổi thay đổi mô hình tiêu dùng dầu mỏ toàn cầu
  • Phát hiện dầu khí ở mỏ Sư Tử Nâu
  • Thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước
  • Khai thác dầu ở nước ngoài: “Có rủi ro, nhưng....”
  • Không lo được tiền cho các dự án điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container