Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lộ trình năng lượng đang được thúc đẩy

Nga – Việt Nam đã, đang và tiếp tục có hợp tác quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là dầu khí.

Đây là lĩnh vực hợp tác truyền thống và hiệu quả, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước Việt – Nga và là vấn đề được Chính phủ hai bên theo sát, triển khai và thúc đẩy từ nhiều con đường từ hỗ trợ doanh nghiệp, ngoại giao kinh tế, xúc tiến thương mại, ký kết hợp tác… “Lộ trình thực hiện các dự án hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực năng lượng” mới ký trong năm nay hiện đang được triển khai đúng kế hoạch. Một dấu ấn trong lộ trình là chuyến công tác Liên bang Nga từ 28/9 đến 3/10 vừa qua của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, nhân Lễ đón dòng dầu công nghiệp đầu tiên của Liên doanh dầu khí Việt-Nga Rusvietpetro.

Biểu tượng mới của thành công

RusvietPetro là công ty Liên doanh giữa Petro Vietnam và Công ty Zarubezhneft, tiến hành dự án khai thác dầu khí tại 4 lô rộng khoảng 807 km2 ở vùng cực Bắc khu tự trị Neneski – Liên bang Nga.

Vượt qua nhiều khó khăn và sự khắc nghiệt của khí hậu, dòng dầu đầu tiên với lưu lượng khoảng 3.000 tấn dầu/ngày minh chứng cho những thành công đầu tiên. Nó khẳng định tính đúng đắn của chiến lược mở rộng đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí nước ta trong bối cảnh năng lượng ngày càng khan hiếm. Năm 2011, dự kiến sẽ đưa thêm 1 mỏ mới vào khai thác, nâng sản lượng lên 1,5 triệu tấn/năm và đến năm 2018, sản lượng sẽ đạt khoảng 4,6 triệu tấn/năm.

Vui mừng trước thành quả này, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng sau biểu tượng cho sự hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực dầu khí “Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro” - đơn vị khai thác dầu khí chủ lực ở Việt Nam, giờ đây hai bên đang chứng kiến một biểu tượng thành công mới - Công ty Liên doanh Rusvietpetro. Rusvietpetro hứa hẹn là đơn vị đầu tàu, giữ vai trò định hướng quan trọng cho việc triển khai các hoạt động hợp tác đã thoả thuận cũng như tìm kiếm những cơ hội hợp tác mới của ngành Dầu khí hai nước ở Liên bang Nga. Hơn nữa, nó còn tạo thuận lợi cho Petrovietnam tiếp tục cùng với các đối tác Nga triển khai, mở rộng hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Liên bang Nga và nhân rộng mô hình sang nước thứ ba.

Không chỉ có vậy, những hợp tác khác với các Tập đoàn Zarubezhneft, Gazprom, Transneft… với nhiều dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí cũng đang bước vào giai đoạn tích cực.

Khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn theo dõi sát sao, quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình hoạt động hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác truyền thống của Liên bang Nga, Phó Thủ tướng tin tưởng vào sự ủng hộ, tạo điều kiện của Chính phủ Nga, chính quyền Khu tự trị Neneski, làm sâu sắc hơn mối quan hệ hai bên.

Tương lai đảo ngược?


Trong một báo cáo về tương lai năng lượng hồi tháng 4, WB cho hay suốt thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, kéo theo đó là nhu cầu năng lượng tăng hơn 2 lần. Dự kiến có thể tiếp tục tăng gấp đôi trong 10 năm nữa nếu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh tế ngoạn mục như hiện nay.

Ngoài ra, với sự hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất, vấn đề nhập khẩu nguyên liệu dầu thô là điều khó tránh. Như thế, từ một nước xuất khẩu, Việt Nam lại trở thành nước nhập khẩu năng lượng là một viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra.

Trong khi đó, chiến lược năng lượng rất tích cực của Nga đối với Việt Nam, cũng là một bước trong việc đa dạng hóa thị trường năng lượng sang châu Á rộng lớn, giàu tiềm năng; sẽ giúp Nga có nhiều ưu thế hơn, khi có thể gạt bớt lợi ích kinh tế để lo cho vấn đề an ninh và chính trị trong các chính sách với các nước và khu vực khác.

Rõ ràng, một phần câu trả lời cho vấn đề này cũng nằm trong chuyến thăm lần này của Phó Thủ tướng.

Ngày 29/9, trước sự chứng kiến của các bên, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) và TNK-BP đã ký Hợp đồng mua bán dầu thô ESPO bắt đầu từ tháng 11 tới. Theo đó, PVOil sẽ mua dầu của TNK-BP trên cơ sở hợp đồng dài hạn để cung cấp cho nhà máy lọc dầu của Việt Nam, mở rộng nguồn nguyên liệu chiến lược quan trọng, ổn định cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất và các nhà máy khác trong tương lai.

(Thế giới & Việt Nam)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Dự trữ dầu và khí toàn cầu tăng 3% năm 2009
  • Đáp ứng tối đa điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt
  • Nguồn cung dầu của Mỹ cao nhất trong 10 năm
  • Khánh thành dự án thủy điện Đăk Ne
  • Nỗ lực ngăn chặn đà sụt giảm sản lượng khai thác ở Vietsovpetro
  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ mở rộng thêm 134 ha
  • Campuchia đề nghị Việt Nam cung cấp thêm điện
  • Châu Á sẽ vượt Châu Âu về nhập khẩu than từ Nam Phi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container