Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2035, tiêu thụ năng lượng toàn cầu tăng 53%

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Nhu cầu của thế giới về năng lượng dự kiến sẽ tăng khoảng 53% vào năm 2035 so với mức tiêu thụ của năm 2008, trong đó hai nền kinh tế lớn đang nổi lên là Trung Quốc và Ấn Độ chiếm một nửa trong mức tăng này.

Báo cáo "Viễn cảnh Năng lượng quốc tế" do Cơ quan quản lý thông tin năng lượng của Bộ Năng lượng Mỹ vừa công bố cho biết trong năm 2008, Trung Quốc và Ấn Độ chỉ tiêu thụ 21% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu, nhưng đến năm 2035, tỷ lệ này sẽ tăng vọt lên mức 31%. Đến năm 2035, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc sẽ vượt nhu cầu này của Mỹ khoảng 68%.

Các nguồn năng lượng tái sinh được dự báo sẽ là lĩnh vực năng lượng tăng nhanh nhất trong vòng 25 năm tới. Nhu cầu của thế giới đối với các nguồn năng lượng tái sinh trong thời gian này tăng trung bình mỗi năm 2,8%, dự kiến đến năm 2035 chiếm khoảng 15% tổng nhu cầu năng lượng của thế giới so với 10% của năm 2008.

Giá dầu thô trên thị trường thế giới đến năm 2035 dự báo ở mức 125 USD/thùng, thấp hơn mức 133 USD/thùng do cơ quan này đưa ra trong bản báo cáo công bố hồi tháng 5/2010. Nhu cầu của thế giới đối với dầu lửa và các loại nhiên liệu hóa lỏng khác tăng thêm khoảng 26,9 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2035.

Nhu cầu dầu lửa của thế giới trong năm nay dự kiến đạt khoảng 89,3 triệu thùng/ngày và năm sau khoảng 90,7 triệu thùng/ngày. Mức tiêu thụ của thế giới đối với khí tự nhiên dự báo cũng tăng khoảng 52% lên 169.000 tỷ m3 vào năm 2035. Tổng nhu cầu năng lượng của thế giới tăng trung bình 1,6% trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2035, trong đó phần lớn là mức tăng từ các nền kinh tế đang phát triển.

Theo báo cáo trên, lượng khí CO2 thải ra từ việc sử dụng năng lượng trên toàn cầu sẽ tăng khoảng 43% lên 43,2 tỷ tấn trong thời gian từ 2008 đến 2035. Báo cáo dự kiến năng lượng hạt nhân trên toàn cầu sẽ tăng gần gấp đôi, từ 2.600 tỷ KW/giờ năm 2008 lên 4.900 tỷ KW/giờ vào năm 2035, chưa tính tới tác động của sự cố nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản đối với nguồn năng lượng này.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Không thể gấp gáp với điện hạt nhân
  • Tiềm năng thủy điện sắp cạn kiệt
  • Cần kiểm toán năng lượng bắt buộc
  • Tiết kiệm năng lượng: Còn vướng mắc
  • Đến khổ vì thừa... điện
  • Chiến lược năng lượng: Có mà như không
  • Cả nước có 1.190 cơ sở dùng năng lượng trọng điểm
  • Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container