![]() |
Các DN thép BR - VT đang chịu nhiều khó khăn do thiếu điện |
Nhu cầu sử dụng điện của Bà Rịa - Vũng Tàu (BR - VT) bình quân hơn 7 triệu kwh, trong khi đó, sản lượng được phân bổ chỉ hơn 6 triệu kwh. Hiện tần suất cắt điện trên địa bàn tỉnh từ đầu tháng 4 đến nay là “ngày có ngày không”, nhiều hơn 1,5 lần so với cùng thời điểm năm 2009, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội.
Thiếu điện, ngành điện tỉnh buộc áp dụng giải pháp tiết giảm điện ở mọi khu vực. Thậm chí khu vực sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp thuộc đối tượng “ưu tiên cung ứng điện” trước đây nay cũng “chung số phận” mất điện.
Kêu gọi tiết kiệm điện
Được biết, từ nhiều năm nay, khu vực sản xuất công nghiệp của tỉnh chiếm trên 70% sản lượng điện tiêu thụ của toàn tỉnh, 30% còn lại là các lĩnh vực khác. Chỉ riêng 27 nhà máy công nghiệp nặng sử dụng nhiều điện trong các KCN sản lượng điện tiêu thụ đã gần bằng ½ sản lượng tiêu thụ điện toàn tỉnh. Ông Nguyễn Văn Giáp - Phó giám đốc Sở Điện lực BR - VT nói: Nếu không tác động đến các nhà máy sản xuất công nghiệp thì khó thực hiện việc tiết kiệm điện, có nguy cơ dẫn đến tình trạng “rã lưới” (tự động sa thải rất nguy hiểm – PV). Chính vì vậy, dù khó khăn nhưng cũng phải làm, chỉ ưu tiên không cắt điện một phần nào trong khả năng cho phép. Hơn nữa, với sản lượng tiêu thụ điện chiếm 70% tổng sản lượng toàn tỉnh, đối với khu vực này, chỉ cần tiết kiệm một phần lượng điện tiêu thụ sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực hành tiết kiệm điện của địa phương – ông Giáp khẳng định.
Nhằm bảo đảm không gây xáo trộn đến đời sống sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đình đốn sản xuất - kinh doanh, gây thiệt hại cho nền kinh tế, Sở Công thương và Điện lực đã có buổi làm việc với các DN trong tỉnh, nhất là các nhà máy thép có sản lượng tiêu thụ điện hàng chục triệu kwh/tháng (Thép Phú Mỹ 1 tháng tiêu thụ 24 triệu kwh, Thép Việt, tháng 3 tiêu thụ gần 28 triệu kwh, Posco: 12,5 triệu kwh) giảm mức tiêu thụ điện xuống khoảng 30 – 50% so với sản lượng điện đang tiêu thụ để có thể bù đắp vào lượng điện thiếu hụt mỗi ngày. Theo đó, các DN đều chọn lựa phương án chủ động chọn thời gian giảm sản xuất để tiết giảm điện. Tuy vậy, các DN cũng thẳng thắn rằng, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tranh thủ tận dụng cơ hội để “tăng tốc” sản xuất sau khủng hoảng.
Chế biến thuỷ sản... khó
Không riêng gì các nhà máy sản xuất, các DN ngành chế biến thủy hải sản xuất khẩu cũng không ngoại lệ. Từ cuối tháng 3, mùa “làm ăn” của các DN chế biến thuỷ sản bước vào thời kỳ cao điểm. Cụ thể, sản lượng sản xuất tăng gấp 5 đến 7 lần so với những tháng đầu năm. Chính vì vậy, tình trạng thiếu điện đúng vào “mùa vụ” sản xuất khiến các DN ngành thủy sản “khóc ròng”. Thiệt hại lớn không chỉ phá vỡ các hợp đồng đã ký kết, cung ứng sản phẩm cho khách hàng mà còn không tiêu thụ được nguồn nguyên liệu từ ngư dân. Không ít DN biết lỗ cũng phải làm. Ông Lê Văn Kháng - TGĐ Cty cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo bộc bạch: Hiện Cty phải sử dụng hết công suất máy nổ vào những ngày bị cúp điện để bảo quản sản phẩm đã chế biến. Nhẩm tính, để đảm bảo chất lượng cho một lô hàng 20 tấn, tiền dầu chạy máy phát điện là 42 triệu đồng/ngày. Trong khi sử dụng điện lưới chỉ mất 7,8 triệu đồng, nguyên nhân làm DN “dở khóc, dở cười”.
Tương tự, ông Trần Văn Dũng - TGĐ Cty Baseafood “than”:“Các xí nghiệp của Cty, phải chạy máy phát suốt từ 6 giờ sáng đến 17 giờ chiều, tiêu tốn khoảng 2.000 lít dầu, tương đương 30 triệu đồng. Trong khi, sử dụng lưới điện thì chỉ mất từ 13 đến 14 triệu đồng. Tất cả chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm, trong khi giá bán thì đều đã được ký kết hợp đồng từ đầu năm". Đây cũng là tình trạng chung của các DN thuỷ sản khác trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, đây mới là tình hình thực tế đến thời điểm này. Theo dự báo, nếu tình trạng khô hạn còn tiếp tục kéo dài thì sản lượng điện phân bổ cho địa phương BR-VT sẽ còn hạn hẹp hơn rất nhiều. Trước mắt, theo thông báo của điện lực tỉnh, bắt đầu từ sau ngày 11/5, tần suất cắt điện sẽ nâng lên là 2 ngày cắt điện, 1 ngày có điện. Hoạt động SXKD của các DN sẽ còn khó khă nan giải hơn rất nhiều.
Chưa tiết kiệm triệt để Theo Sở Công thương, hiện ở tất cả các khu vực trên địa bàn tỉnh, kể cả khu vực sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khả năng tiết kiệm điện. Cụ thể, điện chiếu sáng công cộng còn có khả năng tiết kiệm 26,5%; Các cơ quan công sở còn khả năng tiết kiệm từ 15 đến 20%; Các ngành sản xuất công nghiệp còn có khả năng tiết kiệm từ 10 đến 30%... Thống kê của Điện lực BR-VT: Riêng khu vực hành chính sự nghiệp, tổng sản lượng tiêu thụ bình quân 1 năm khoảng 26, 27 triệu kwh, nhưng cả năm 2009 khu vực này mới tiết kiệm được hơn 100.000 kwh. Riêng quý I/2010, mức tiêu thụ điện của khu vực này còn cao so với cùng kỳ năm 2009: Sản lượngđiện năng tiêu thụ “đội” lên so với cùng kỳ 16,410 nghìn kwh, tương đương tổng số tiền ngân sách phải “chi” gần 164 triệu đồng. |
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com