Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tối ưu hoá vận hành hồ chứa thủy điện

Hồ chứa nước Thủy điện A Vương
Bài học từ mùa mưa năm 2009 đã giúp các nhà máy thủy điện nhanh chóng tìm ra những giải pháp hữu hiệu để vận hành hồ chứa thủy điện trước mùa mưa 2010.
 
Tháng 10/2009, cơn bão số 9 tạo nên lũ từ thuợng nguồn đổ về đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho vùng hạ lưu tỉnh Quảng Nam. Mọi trách nhiệm lúc đó đều được vin vào việc xả lũ của Nhà máy Thủy điện A Vương. Qua nhiều đợt kiểm tra và rút kinh nghiệm, chính quyền các địa phương có dự án thuỷ điện, cũng như các doanh nghiệp có nhà máy đều có những hành động cụ thể để tìm ra những giải pháp hữu hiệu, nhằm vận hành hồ chứa thuỷ điện trước mùa mưa năm nay.

Ngày 19/8/2010 vừa qua, Công ty cổ phần Thuỷ điện A Vương phối hợp với Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học vận hành tối ưu hồ chứa Thủy điện A Vương mùa mưa bão. Theo báo cáo của Công ty cổ phần Thủy điện A Vương, kể từ khi A Vương chính thức tích nước đến nay, đặc biệt là sau cơn bão số 9 (năm 2009), các cấp chính quyền trung ương và địa phương đã cử 12 đoàn đến kiểm tra việc xả tràn điều tiết hồ chứa của Công ty. Kết quả là, tất cả đều đánh giá Công ty vận hành theo đúng quy trình do Bộ Công thương ban hành và góp phần giảm thiểu lũ cho vùng hạ lưu. Điều này đồng nghĩa với việc, trách nhiệm gây lũ năm 2009 không thuộc về A Vương.

Ông Nguyễn Văn Lê, Chủ tịch HĐQT Công ty A Vương cho rằng, kinh nghiệm của năm trước đặt ra vấn đề cấp thiết hiện nay là cần xây dựng phương án phòng tránh giảm nhẹ thiên tại trong khi vận hành hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ 2010. Trước tiên, cần xây dựng công tác tuyên truyền mang tính cộng đồng, để giúp người dân hiểu rõ những đóng góp của Thủy điện A Vương trong sự nghiệp phát triển kinh tế, an ninh năng lượng nói chung và điều tiết kết hợp với phát điện phục vụ dân sinh, canh tác nông nghiệp cho địa phương vùng hạ lưu.

Theo ông Lê, Thủy điện A Vương sẽ tăng cường phối kết hợp với chính quyền địa phương trong việc phòng chống lụt bão. Bên cạnh đó, cập nhật thông tin khí tượng thủy văn để đáp ứng nhu cầu thông tin chính xác hơn về khí tượng thủy văn, phục vụ công tác vận hành hồ chứa nước một cách linh hoạt, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại cho nhân dân vùng hạ du. Hiện tại, A Vương đã ký hợp đồng với Trung tâm Dự báo khi tượng thủy văn Trung ương để thường xuyên nhận được thông tin, số liệu dự báo. Bên cạnh đó, A Vương thường xuyên triển khai diễn tập xả tràn hồ chứa, đo bồi lắng lòng hồ, cũng như tham gia xây dựng quy chế vận hành biên hồ...

Để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra, ông Lê kiến nghị, chính quyền, nhân dân bản địa và các nhà khoa học cần có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ rừng, nâng cao độ che phủ của rừng, nếu không nguy cơ rừng mất khả năng giữ nước, xuất hiện lũ nhiều hơn. Diễn biến thời tiết ngày càng bất thường, vì vậy công tác dự báo khí tượng thủy văn phải đạt độ chính xác cao. Bên cạnh đó, dần đầu tư các trạm quan trắc, đo mưa, đo lưu lượng nước trên các sông..., để hỗ trợ công tác vận hành hồ chứa. Về phía doanh nghiệp, cần có những giải pháp cụ thể hơn để tối ưu hoá công tác điều tiết hồ chứa....

Tại miền Trung, ngoài Nhà máy Thủy điện A Vương (Quảng Nam), còn rất nhiều nhà máy thủy điện khác nằm ở đầu nguồn như Ba Hạ (Phú Yên), Vinh Sơn (Bình Định), sông Hinh (Bình Định)... Đặc điểm chung của khu vực miền Trung là địa hình khá dốc, rất dễ gây lũ, vì vậy chính quyền và nhà đầu tư cần có những giải pháp hữu hiệu hơn trong quy hoạch xây dựng nhà máy.

Có kiến nghị cho rằng, với những lưu vực lớn của các hệ sông như Đồng Nai, sông Ba, Vu Gia - Thu Bồn..., thì nên có một “nhạc trưởng” trong quản lý nguồn nước, từ quy hoạch - khảo sát - thiết kế - thi công đến điều hành khai thác dự án. “Nhạc trưởng” này phải do hội đồng liên bộ điều hành, gồm Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng UBND các tỉnh, thành phố có liên quan, cũng như chịu ảnh hưởng của các dự án nằm trên lưu vực sông.

“Nhạc trưởng” của ủy ban điều hành và quản lý nguồn nước trên lưu vực của mỗi con sông này là nơi cấp giấp phép và điều hành dự án, đồng thời cũng chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra. Đây cũng chính là nơi ra lệnh... rút giấy phép nếu một dự án nào đó nằm trên lưu vực không chấp hành đúng mệnh lệnh điều hành của họ.

(Theo Hoàng Anh // Báo đầu tư)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Gazprom khôi phục dự án cung cấp khí đốt cho Trung Quốc
  • Khánh thành nhà máy hóa dầu đầu tiên của Việt Nam
  • Vận hành thị trường điện cạnh tranh: Khó từ... EVN?
  • Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Nhà máy nhiệt điện tại Hải Phòng
  • Các nước mới nổi thay đổi mô hình tiêu dùng dầu mỏ toàn cầu
  • Phát hiện dầu khí ở mỏ Sư Tử Nâu
  • Thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước
  • Khai thác dầu ở nước ngoài: “Có rủi ro, nhưng....”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container