Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc cho vay lãi suất thấp phát triển ngành điện gió

Một trạm sản xuất điện gió tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. - tinkinhte.com
Một trạm sản xuất điện gió tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Hầu hết doanh nghiệp năng lượng tái tạo của Trung Quốc đều được các ngân hàng có vốn sở hữu của nhà nước cho vay với lãi suất thấp.

Theo Reuters ngày 23-12, trong khi trên thế giới, ngành công nghiệp này khó tiếp cận các khoản vay lãi suất thấp của chính phủ thì doanh nghiệp năng lượng tái tạo của Trung Quốc được chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ.

Mới đây, Tập đoàn Năng lượng số 1 (Trung Quốc) được Ngân hàng đầu tư nhà nước Trung Quốc hỗ trợ 1,5 tỉ đô la Mỹ sau khi nhận được hợp đồng cung cấp tua bin cho dự án điện gió công suất 600 MW ở bang Texas (Mỹ). Cuối tuần qua, cổ phiếu của Tập đoàn này đã lập kỷ lục cao nhất trong 15 tháng.

Nhà nghiên cứu Jacob Kirkregaard, thuộc Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson tại Washington (Mỹ), phát biểu: “Tôi nghĩ nếu không có khoản vay lãi suất thấp của chính phủ, Tập đoàn Năng lượng số 1 sẽ không thực hiện được giao dịch trên. Không nghi ngờ Trung Quốc là tay chơi lớn trong ngành công nghiệp điện gió mà nhiều nước châu Á không thể chạy đua lại”.

Cố vấn của Công ty tư vấn năng lượng tái tạo BTM Consult (Đan Mạch), Zhao Feng nói: “Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các ngân hàng cho vay ưu đãi với doanh nghiệp năng lượng tái tạo. Trong khi tại châu Âu, các ngân hàng thường đánh giá dự án, xem xét kỹ lưỡng mức độ rủi ro khi cho vay”.

Song song đó, Công ty đầu tư Trung Quốc, công ty có quỹ tài chính quy mô đến 300 tỉ đô la Mỹ, cũng góp một tay giúp phát triển ngành công nghiệp điện gió. Những tháng gần đây, công ty trên đã đầu tư 11 tỉ đô la Mỹ mua cổ phần của công ty năng lượng Bảo Lợi Hiệp Hâm và Long Nguyên, công ty điện gió lớn thứ năm trên thế giới.

Một báo cáo của Morgan Stanley cho biết lãi suất khoản vay của công ty Long Nguyên thấp hơn lãi suất của ngân hàng trung ương đến 10%.

Sự hỗ trợ này mang lại cho các doanh nghiệp năng lượng tái tạo của Trung Quốc những lợi thế chiến thắng đối thủ cạnh tranh, gồm có Suzlon Energy (Ấn Độ), Infigen Energy (Úc), Công ty phát triển điện gió Nhật Bản tại châu Á và các công ty điện lực lớn trên thế giới như Wacker Chemie (Đức), Vestas (Đan Mạch).

Những sự hỗ trợ tương tự cũng đang được Trung Quốc triển khai vì chính phủ nước này đang tích cực phát triển ngành năng lượng tái tạo. Đồng thời, các doanh nghiệp năng lượng tái tạo của Trung Quốc cũng đang phấn đấu để bắt kịp các công ty cùng ngành là Q-Cells (Đức) và Iberdrola (Tây Ban Nha).

Bên cạnh việc cho vay lãi suất thấp, Trung Quốc cũng hỗ trợ doanh nghiệp năng lượng trong nước mua lại doanh nghiệp năng lượng nước ngoài và hỗ trợ các nhà sản xuất thiết bị mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc cho vay lãi suất thấp chỉ có thể giảm bớt nhu cầu cấp bách về vốn của doanh nghiệp năng lượng tái tạo. Nhà phân tích Felix Lâm, Ngân hàng xây dựng CCB của Trung Quốc, nói: “Mấu chốt là có được những sản phẩm phù hợp. Khoản vay lãi suất thấp không thể đảm bảo cho các dự án thành công. Dự án muốn thành công cần phải có công nghệ, chỉ công nghệ mới có thể mang lại ưu thế dài hạn”.

(Theo Phúc Minh // Thời báo kinh tế Sài Gòn // Reuters)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Nga vẫn làm chủ thị trường năng lượng châu Âu
  • Lượng dầu mỏ giảm dần trong vòng 20 năm nữa
  • Chương trình loại bỏ xe cũ tại Anh đang bị chỉ trích do lượng xe nhập khẩu tăng mạnh
  • Trung Quốc sẽ là nước sản xuất điện thứ hai thế giới
  • Các công ty dầu lửa quốc tế lớn đang trở lại Iraq
  • Trung Quốc - Nhật Bản "ganh đua" nhập khẩu than đá
  • Giá than thế giới dự kiến sẽ tăng 8% trong năm tới
  • OPEC nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container