Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc thay Mỹ trở thành nước tiêu hao năng lượng lớn nhất toàn cầu

Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) hôm qua (19/7) cho biết, năm ngoái, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, trở thành nước tiêu hao năng lượng lớn nhất thế giới. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn cho việc sử dụng năng lượng trong phạm vi toàn cầu.

Theo IEA, tổng số năng lượng mà Trung Quốc tiêu dùng trong năm 2009 tương đương với 2,252 tỷ tấn dầu thô; Con số này cao hơn xấp xỉ 4% so với mức tiêu hao năng lượng của Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn là quốc gia tiêu hao năng lượng bình quân đầu người lớn nhất. Nhà kinh tế trưởng của IEA – ông Fatih Birol cho rằng, tính theo bình quân đầu người mỗi năm, Mỹ bằng 5 lần Trung Quốc.

Những dự đoán mà Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD đưa ra trước đó có vai trò là những chỉ số dẫn trước cho ngành công nghiệp năng lượng. Một số phân tích cho rằng, Trung Quốc chắc chắn có thể vượt Mỹ để đứng đầu về giá trị tiêu hao, điều này đồng nghĩa nó có ảnh hưởng lớn hơn cho thị trường năng lượng toàn cầu.

Theo tin từ “Financial Times” (Anh), Trung Quốc cũng đã là nước sử dụng than đá lớn nhất thế giới; Mặc dù nguồn than đá của quốc gia này rất phong phú, nhưng lượng nhập khẩu than đá dùng trong động cơ phát điện của nước này trong năm 2010 có thể đạt 105 triệu tấn đến 115 triệu tấn, từ đó vượt qua Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu than đá lớn nhất toàn cầu; Số dầu thô mà quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - Ả Rập Saudi đã bán sang Trung Quốc trong năm ngoái đã vượt qua số dầu thô mà nước này bán cho Mỹ.

Tuy nhiên, ông Robert Ebel, cố vấn cấp cao cho các dự án an ninh năng lượng và quốc gia thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) cho rằng, xu hướng này chưa đủ để gây ra ảnh hưởng to lớn cho giá năng lượng thế giới.

“Họ (Trung Quốc) là nước nhập khẩu dầu thô quan trọng. Họ còn nhập khẩu cả khí đốt. Nhưng lượng nhập khẩu vẫn chưa đủ để ảnh hưởng tới giá dầu thế giới. Họ cũng là nước nhập khẩu than đá. Đây là bởi vì họ cho rằng, việc nhập khẩu than đá từ Úc còn rẻ hơn cả việc tự họ sản xuất”, ông Ebel phân tích.

Theo dự đoán của ông Birol lúc trước khủng hoảng, trong thời gian 5 năm, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trở thành nước tiêu hao năng lượng lớn nhất; Nhưng khủng hoảng kinh tế và việc Mỹ sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng đã thu hẹp quá trình này. Chuyên gia các vấn đề năng lượng Mỹ Hebert cho rằng, chương trình sử dụng năng lượng của Mỹ thực sự đã nâng cao hiệu quả sử dụng.

“Chúng tôi đã làm tốt hơn trên phương diện sử dụng năng lượng. Hiệu quả năng lượng của Mỹ vượt xa Trung Quốc. Khi bạn liên hệ tiêu hao năng lượng với GDP, rõ ràng, hiệu quả sử dụng năng lượng của chúng tôi tốt hơn Trung Quốc. Nguồn năng lượng tái sinh đã chiếm vị trí quan trọng tại Mỹ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới lượng tiêu hao năng lượng đặc biệt là đối với dầu mỏ, khí đốt và than đá của chúng tôi”,  ông Hebert nhấn mạnh.

Theo số liệu của IEA, vào năm 2000, lượng tiêu hao năng lượng của Mỹ vẫn bằng 2 lần Trung Quốc. Cơ quan này cho hay, từ đó đến nay, biên độ tăng theo năm về hiệu quả sử dụng năng lượng của Mỹ là 2,5%, còn tỷ lệ cải thiện hiệu quả năng lượng của Trung Quốc chỉ có 1,7%; Tuy nhiên, về mặt này, châu Âu còn làm tốt hơn Mỹ.

Hãng tin tài chính Dow Jones Newswires đã dẫn lời của ông Birol cho hay, trong 20 năm tới, Trung Quốc cần phải đầu tư 4000 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng, mới có thể bảo đảm nhu cầu kinh tế của nước này, hơn nữa còn tránh gián đoạn điện và thiếu hụt nhiên liệu.

(Vitinfo)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Kế hoạch "sống còn" của BP
  • Nổ 2 đường ống dẫn dầu ở đông bắc Trung Quốc
  • Dầu không còn tràn trên Vịnh Mexico
  • BP tuyên bố bịt thành công giếng dầu tràn
  • Cung ứng than cho điện: Chỉ khả quan hơn sau năm 2015?
  • Phát triển thủy điện : Mới đạt được 1 mục tiêu
  • Hơn 22.000 tỷ đồng xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1
  • Một hình thức làm thủy điện hiệu quả ở Thái Nguyên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container