Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện gió gặp phải rào cản đầu tư lớn nhất là vốn và giá

Một số nhà máy điện gió đã chạy nhưng chưa thương thảo được giá. Nếu giải quyết được vấn đề này, có thể không phải nhập điện từ Trung Quốc.

Bên lề Hội nghị Quốc tế điện năng Việt Nam được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Minh Sơn, chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn tài chính SVA nhấn mạnh, rào cản lớn nhất đối với các nhà đầu tư hiện nay là vốn và giá.
 
Thứ nhất, Chính phủ, đặc biệt là Bộ Tài chính chưa có cơ chế bảo lãnh cho những khoản tiền đầu tư do doanh nghiệp thu hút được từ nước ngoài, nhất là những nhà máy điện độc lập có công suất 30 MW trở xuống, gọi là các nhà máy điện tư nhân. Đây là vấn đề rất khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng.
 
Ông Sơn kiến nghị, Chính phủ cùng với Bộ Tài chính, hệ thống ngân hàng cần có kế hoạch, chỉ đạo kịp thời để hỗ trợ các doanh nghiệp bổ sung nguồn vốn vào xây dựng các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo.
 
Từ đó, các nhà đầu tư sẽ có điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đưa nhà máy vào hoạt động để đấu lưới điện quốc gia.
 
Thứ hai là vấn đề về giá. Giá điện gió hiện chỉ khoảng 7,8 cent/kWh. Theo ông Sơn, mức giá này thấp so với các quốc gia khác như Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan, Đức, Hàn Quốc (khoảng 10-11cent), ảnh hưởng xấu đến sự hấp dẫn của việc đầu tư vào năng lượng tái tạo như điện gió và địa nhiệt.
 
Ông Sơn nhận xét, cơ chế giá còn quá cứng, EVN phải phối hợp với Bộ Công thương và các bộ ban ngành khác khi đưa ra mức giá điện hợp lý. Một số nhà máy điện gió hiện tại đã chạy, nhưng giá thương thảo vẫn chưa đạt được. "Nếu giải quyết được vấn đề này thì chúng ta sẽ giải được bài toán điện và không phải nhập khẩu từ Trung Quốc", ông Sơn khẳng định.
 
Theo đó, với mức giá 10-11 cent/kWh đối với điện gió thì đã có sức thu hút mạnh với đầu tư nước ngoài. Chính phủ cần hỗ trợ thêm 2-3 cent/kWh để làm thị trường điện tái tạo trở nên hấp dẫn hơn.
 
Quy hoạch điện tái tạo đang chồng chéo
 
Hiện, SVA đang đầu tư vào điện gió và địa nhiệt. Dự án địa nhiệt đầu tiên ở Quảng Trị vướng phải những khó khăn trong vấn đề khảo sát và thăm dò.
 
Ông Sơn cho biết khó khăn gặp phải do chồng chéo về quy hoạch. Chẳng hạn, sau khi nhà máy điện địa nhiệt được cấp phép, một mũi khoan thăm dò mất tới 3-5 triệu USD, nếu khoan lên không được thì có khả năng mất trắng.
 
Phía SVA mới có kiến nghị Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên & Môi trường cần có cơ chế thông thoáng hơn, tạo điều kiện giúp đỡ công ty phối hợp với các nhà đầu tư nước ngoài đem công nghệ cao vào cùng thực hiện.
 
Dự án điện địa nhiệt của SVA có công suất 28MW, số vốn đầu tư là 60-65 triệu USD. Các cơ quan hữu quan yêu cầu phải khoan trước, báo cáo rồi mới đấu nối lưới điện quốc gia được. Tuy nhiên, SVA đã báo cáo với UBND tỉnh Quảng Trị, phải cho đấu nối ngay vào lưới điện quốc gia thì mới đàm phán giá điện được, khi đó mới kêu gọi được nhà đầu tư.
 
Địa nhiệt là nguồn năng lượng rất mới ở Việt Nam nhưng không còn mới so với các nước khác như Mỹ, Sing, Philippines... , tiềm năng có thể lên tới 10.000 MW.

Theo Tổng sơ đồ Quy hoạch điện do Bộ Công thương thực hiện, tổng công suất điện từ nguồn năng lượng tái tạo dự kiến tăng từ 2,5% tổng công suất lắp đặt năm 2008 đến 3% vào năm 2010, 5% vào năm 2020 và 11% vào năm 2050.

(Báo doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container