Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Turkmenistan trở thành mục tiêu năng lượng của Trung Quốc

Thời báo Hồng Kông ngày 23/11 có đăng một bài báo với tiêu đề “Bắc Kinh chặn châu Âu trong cuộc tranh giành mỏ khí đốt của Turkmenistan. Turkmenistan đã trở thành mục tiêu mới cho cơn khát năng lượng của Trung Quốc.

 Điều này khiến hy vọng của châu Âu rơi vào tình thế nguy hiểm. Bởi vì ban đầu, châu Âu hy vọng đưa quốc gia Trung Á vốn giàu tài nguyên khí đốt này trở thành nước cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho châu Âu.

Hiện nay, Bắc Kinh đầu tư khá mạnh vốn vào Turkmenistan, tập trung để mắt vào các mỏ khí đốt lớn nhất của quốc gia này, mong muốn coi nước này là một mắt xích trong chiến lược giành tài nguyên năng lượng tại khu vực Trung Á.

Liên minh châu Âu EU đã bày tỏ thiện ý với Ashgabat (thủ đô của Turkmenistan) rằng, họ muốn nhập khẩu khí đốt của quốc gia này nhằm mục đích phá vỡ cục diện phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng EU đã chậm chân hơn trong cuộc tranh giành khí đốt với Trung Quốc.

“Trung Quốc đang rong ruổi khắp thế giới để tìm kiếm dầu mỏ và khí đốt, thậm chí cả than đá”, Phó giám đốc Cơ quan năng lượng quốc tế IEA Richard Jones cho biết. “Trung Quốc vừa mới giành được quyền lãnh đạo, nhưng tốc độ làm việc của họ còn nhanh hơn cả châu Âu”, ông Jones nhấn mạnh.

Từ trước tới nay, Turkmenistan vẫn là một nước cung ứng cho đường ống dẫn khí đốt mang tên Nabucco mới bị ngừng trệ cách đây không lâu. Đường ống khí đốt xuyên biển này về lý thuyết sẽ vận chuyển khí đốt của Turkmenistan sang khu vực trung tâm châu Âu. Một quan chức ngoại giao cấp cao phương Tây giấu tên cho biết, trong khi châu Âu đang nỗ lực khắc phục những trở ngại chính trị và công nghệ gây cản trở cho công trình này, thì Trung Quốc đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống đó.

Hồi tháng 6/2009, Bắc Kinh đã cung cấp một khoản vay 4 tỷ USD cho Ashgabat. Việc này được coi như là bằng chứng cho mong muốn giành quyền khai thác mỏ khí đốt South Yolotan có trữ lượng khổng lồ của Turkmenistan.

(Trang tin VN&QT)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Lo ngại “bẫy tăng giá” trên thị trường dầu thô
  • Trung Quốc tăng cường nhập khẩu khí đốt
  • Châu Á tăng cường nhập khẩu dầu thô Tây phi trong tháng 12
  • Đàm phán năng lượng Nga – Ba Lan sắp hoàn tất
  • Uganda sẽ vào nhóm 50 nước sản xuất dầu lớn nhất
  • Nga tích cực xuất khẩu than vào châu Á trong năm nay
  • Sản lượng cao su thế giới năm 2009 giảm
  • 20 năm tới, giá dầu có thể lên 190 USD/thùng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container