Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chắt lọc thị trường xuất khẩu nông sản

Gạo ngon Việt Nam đã đánh bật được gạo Thái Lan trên thị trường Hong Kong. Từ đây tiến sang thị trường Trung Quốc cũng dễ dàng.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính chung bốn tháng đầu năm, nhập siêu đã lên tới gần 5 tỉ USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong gần 5 tỉ USD nhập siêu vừa nêu thì có gần 4 tỉ USD là nhập siêu từ Trung Quốc.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí, nếu cứ để tiếp diễn tình trạng này, đến cuối năm nay nhập siêu sẽ là 15 tỉ USD. Tuy nhiên, nếu biết chọn lựa thế mạnh từ những mặt hàng nông sản, thực phẩm chủ lực, chúng ta vẫn có thể gỡ được bài toán nhập siêu ngay từ chính các thị trường đã xuất khẩu nhiều qua Việt Nam.

Gạo Việt chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc


Theo phân tích của ông Chí, gần đây gạo ngon Việt Nam đã đánh bật được gạo Thái Lan trên thị trường Hong Kong. Chất lượng gạo Việt Nam không kém gì gạo Thái Lan nhưng giá lại cạnh tranh hơn nhiều. Chúng ta đã thắng được ở thị trường Hong Kong thì sang thị trường Trung Quốc cũng không khác gì mấy về khẩu vị và thói quen tiêu thụ. Ở các vùng ven biển của Trung Quốc có thu nhập cao, trong các nhà hàng thường chuộng các loại gạo ngon và trắng như gạo Việt Nam. Như vậy, chúng ta ưu tiên loại gạo trắng cho thị trường này, còn các loại gạo khác vẫn xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Philippines, Ấn Độ, Phi châu…

Theo tin của hãng Phân tích và Dự báo nông sản AGROMONITOR, trong tháng 3 năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 60.000 tấn gạo sang Trung Quốc và nhiều hãng buôn Trung Quốc đang sang Việt Nam để tìm mua trực tiếp với giá cạnh tranh. Đây là tín hiệu đáng mừng để hạ nhiệt bài toán nhập siêu. Tuy nhiên, dù thị trường này đang rộng mở nhưng các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam thường e dè vì vấn đề thanh toán. Theo ông Chí, các trở ngại này có thể vượt qua dễ dàng nếu vấn đề xuất khẩu được xúc tiến một cách có hệ thống với sự hỗ trợ của các ngân hàng. Ngoài ra, theo ông Chí, cần phải tiếp xúc nghiên cứu nhiều hơn về cung-cầu của thị trường, cơ cấu sản xuất của thị trường Trung Quốc nhất là các dòng sản phẩm gạo nào đang được ưa chuộng.

Tuy nhiên, theo TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, dù xuất khẩu có tăng nhưng cũng nên cân nhắc lại việc xuất đi bao nhiêu là đủ, giá cả thế nào để có lợi cho dân cũng cần tính toán. “Nếu thấy cầu nhiều quá, mình xuất gạo đi ồ ạt thì cũng là một điều không thuận lợi cho dân” - ông Lịch nói.

Cần nhiều thị trường mới hơn

“Hiện nay nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang các nước láng giềng rất nhiều. Ứng cử như trái thanh long xuất sang Trung Quốc đến 80%. Tuy nhiên, theo tôi, không nên chỉ dừng lại một thị trường. Điều này không có lợi cho doanh nghiệp vì hay bị ép giá. Chúng ta nên có nhiều thị trường mới hơn” - TS Trần Du Lịch.

Không chỉ Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc cũng đang có nhu cầu lớn về nông sản sạch. Theo ông Phạm Hải Long, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Agrex Sài Gòn, có ba yếu tố mà thực phẩm tại Việt Nam được nước ngoài ưa chuộng là ngon, sạch và đẹp mắt… Các doanh nghiệp thủy sản hiện nay đã tự đi kiểm tra phóng xạ trước khi thu mua nguyên liệu để chế biến. Vì thế chất lượng thực phẩm không chỉ ngon mà còn rất an toàn để chinh phục thị trường nước ngoài.

“Riêng công ty của chúng tôi trong một, hai tháng qua, đơn đặt hàng đã tăng 30%-40% so với trước đây. Việc đẩy xuất khẩu nông sản, thực phẩm là điều không khó với điều kiện khí hậu như hiện nay” - ông Long nói.

Cũng theo ông Long, trước nhiều biến động của tình hình kinh tế, thiên tai trên thế giới như hiện nay, việc đẩy mạnh sang các thị trường lân cận như Indonesia, Malaysia, Philippines là khôn ngoan. Nhất là khi chúng ta có đủ những thế mạnh về lĩnh vực này.

Theo Bộ Công Thương,60% là mức tăng xuất khẩu quý I-2011 tại các thị trường Indonesia, Malaysia, Bangladesh, Cuba. Trong tháng 3-2011 đã có thêm 45.000 tấn xuất khẩu sang Philippines. Tính chung cả quý I-2011, lượng gạo xuất khẩu tăng 500.000 tấn so với ba tháng đầu năm 2010.

(Pháp luật TPHCM Online)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • 90% nông sản VN xuất khẩu dưới dạng sơ chế
  • Trồng tiêu trúng đậm
  • Việt Nam là trung tâm của thị trường tiêu thế giới
  • Doanh nghiệp điều khát vốn
  • Hồ tiêu được giá nhưng năng suất đã giảm 40%
  • Nông sản VN cần chú trọng thương hiệu
  • Việt Nam chi phối giá tiêu thế giới
  • Hàng nông sản lại ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container