Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển mặt hàng nông sản: Cần gắn kết "các nhà"

Giá một số mặt hàng nông sản xuất khẩu như cà phê, hồ tiêu và gạo hiện đang ở mức cao. Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN.
 
Những tưởng giá nông sản thế giới tăng cao thì người nông dân và DN xuất khẩu nông sản VN sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, trên thực tế không phải như vậy. Hầu hết những nguồn lợi từ các lần giá nông sản lên cao này lại rơi vào thương nhân nước ngoài. Đơn cử như cà phê, cả DN và nông dân đều không được lợi. DN trong nước không cạnh tranh để thu mua được cà phê với các DN nước ngoài. DN thiếu vốn để mua cà phê khi vào vụ thu hoạch, còn nông dân khi thu hoạch cà phê là bán ngay cho các đại lý vì trong suốt một năm người dân phải vay tiền từ trước của đại lý để mua phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu. Vì không có chỉ dẫn xuất xứ địa lý nên cà phê VN không có thương hiệu. Gạo cũng vậy, mặc dù là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới nhưng VN lại không có một thương hiệu gạo VN. Lý do đơn giản là chúng ta chỉ xuất khẩu gạo trắng 5%, 25% tấm khi mua tất cả các loại gạo trộn chung và bán với tên gọi là gạo trắng. Theo Viện lúa ĐBSCL, 80% giống lúa tại ĐBSCL là do Viện cung ứng. Tuy nhiên, DN XK gạo chẳng bao giờ đặt vấn đề nhờ Viện lúa ĐBSCL lai tạo giống lúa chất lượng cao để xây dựng thương hiệu cho ngành lúa gạo nước ta.

Nếu ngay trong nội bộ người nhà với nhau lại thiếu gắn kết như vậy thì tránh làm sao khỏi chuyện người ngoài vào kiếm lời trên lưng nông dân chứ chưa nói đến chuyện xây dựng thương hiệu để vươn ra thế giới. Đã đến lúc việc gắn kết các nhà lại với nhau phải nhìn nhận một cách thấu đáo. Mô hình bốn nhà do Bộ NN&PTNT phát động đã không mấy thành công. Nhưng nhiều mô hình khác đơn giản và hiệu quả hơn như DN với nông dân trong công viên nông nghiệp hay DN với viện nghiên cứu trong lĩnh vực cà phê mới đây cần sớm tổng kết và nhân rộng. Tiếng nói chung của các nhà sẽ tạo nên sức mạnh. Bài học này có thể xem là một trong những di sản của cha ông ta để lại.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Chắt lọc thị trường xuất khẩu nông sản
  • 90% nông sản VN xuất khẩu dưới dạng sơ chế
  • Trồng tiêu trúng đậm
  • Việt Nam là trung tâm của thị trường tiêu thế giới
  • Doanh nghiệp điều khát vốn
  • Hồ tiêu được giá nhưng năng suất đã giảm 40%
  • Nông sản VN cần chú trọng thương hiệu
  • Việt Nam chi phối giá tiêu thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container