Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu thông tin, nông dân thiệt thòi khi bán nông sản

Thiếu thông tin thị trường, nông dân chịu thiệt khi thu hoạch và bán nông sản - Ảnh: Hồng Văn

Giá một số loại nông sản chủ lực trên thị trường Đồng Nai, địa phương có giá trị sản xuất nông nghiệp cao trong nước, đang ở mức tăng cao; trong đó, giá tiêu hạt 80.000 đồng/kg là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua và giá cà phê nhân cũng đạt đỉnh trong 3 năm trở lại đây là 34.000 đồng/kg.

Thế nhưng cách đây 2 tháng, khi giá tiêu hạt đang ở mức 60.000 đồng/kg thì hầu hết các nhà vườn trồng tiêu ồ ạt bán ra và hiện giá đang mức cao nhất thì không còn tiêu để bán. Nhiều nhà vườn cho biết, chỉ với năng suất bình quân hơn 2 tấn/héc ta, người trồng tiêu đã mất đứt hơn 40 triệu đồng/héc ta so với giá bán cách đây 2 tháng.

Trường hợp tương tự cũng đang xảy ra đối với cây cà phê khi hiện nay, thấy giá cà phê tăng cao hơn năm trước khoảng 12.000 đồng/kg, các nhà vườn đã tranh thủ thu hoạch cà phê sớm để bán được giá. Việc thu hoạch cà phê non chưa đến thời điểm chín rộ làm giảm 20-30% năng suất và chất lượng cũng không đảm bảo, nhưng vì sợ vào giữa vụ không thuê được người hái và lúc cà phê chín rộ giá sẽ giảm sâu nên nhiều chủ vườn đành hái sớm.

Đồng Nai hiện có trên 7.000 héc ta tiêu và gần 18.000 héc ta cà phê có năng suất bình quân chỉ 1,7 tấn/héc ta. Đây là 2 trong số 5 loại cây chủ lực của tỉnh được khuyến khích trồng mới và thâm canh. Tuy cây tiêu và cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao, song giá cả lên xuống thất thường làm cho nhiều nhà vườn không dám mạnh dạn đầu tư nên thu nhập vẫn chưa cao và khi thất mùa, không ít nhà vườn lại chuyển sang trồng cây khác, thiệt đơn, thiệt kép và luôn rơi vào vòng luẩn quẩn: chặt-trồng, trồng-chặt.

Nhiều nhà vườn có diện tích trồng tiêu và cà phê lớn ở Đồng Nai cho hay, vẫn biết rằng giá cả các loại nông sản trên thị trường lên xuống thất thường, song nếu như các cơ quan chức năng, hiệp hội ngành hàng có bộ phận dự báo thị trường để khuyến cáo nông dân thì sẽ giảm thiệt thòi cho các nhà vườn.

Hiện nay, phần lớn nông dân trong tỉnh đều trồng các loại cây theo kiểu phong trào và khi mua bán cũng chỉ nghe tin truyền miệng nên khó đối phó với thị trường. Còn nhiều loại cây ăn trái có lợi thế lớn của Đồng Nai như xoài, bưởi, sầu riêng, chôm chôm cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Sản phẩm nông sản Việt Nam được đánh giá cao
  • Liên kết "bốn nhà" để xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản
  • “Thả cửa” cho nông sản ngoại
  • Ngành điều sắp cán đích 1 tỉ USD
  • Thời tiết khiến xuất khẩu nông sản lỡ cơ hội giá tốt
  • Hệ lụy bất thường từ sốt giá hồ tiêu
  • Xuất khẩu nông sản: Lợi về giá bù giảm về lượng
  • Ngành điều cần 11.000 tỉ đồng để phát triển bền vững
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container