Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành điều cần 11.000 tỉ đồng để phát triển bền vững

Để ngành điều có thể phát triển bền vững trong vòng 10 năm tới (2011-2020) cần phải đầu tư 11.000 tỉ đồng để phát triển vùng nguyên liệu, hiện đại hóa và đầu tư nghiên cứu những sản phẩm mới.

Đây là một phần trong Chiến lược phát triển ngành điều Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) xây dựng. Dự kiến, bản chiến lược này sẽ gửi các bộ, ngành có liên quan để trình Thủ tướng phê duyệt trong quí 4 năm nay.

Số tiền 11.000 tỉ đồng này sẽ được sử dụng cho 2 giai đoạn. Giai đoạn 2011-2015 cần 4.500 tỉ đồng và trong 5 năm tiếp là 6.500 tỉ đồng. Nguồn vốn này được huy động từ ngân hàng trong và ngoài nước, vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và vốn vay ưu đãi của nhà nước.

Hiện khó khăn mà ngành điều đang đối diện là nguồn cung nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu bấp bênh, nhiều hộ nông dân chặt điều để trồng những cây có lợi thế cạnh tranh cao về giá như cao su, sắn,… Ngoài ra, thiếu lao động và sản phẩm chưa đa dạng, thị trường trong nước yếu, chi phí đầu vào tăng cao cũng đang ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của ngành điều trong những năm tới.

Hiện giá hạt điều nhân trong quý 3 đang tăng ở mức kỷ lục của năm 1999 với giá gần 7 đô la Mỹ/kg. Nguyên nhân là do sản lượng điều của Ấn Độ, Việt Nam, Brazil, Indonesia đều giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ lại tăng đột biến.

Vinacas cho biết, số tiền trên sẽ giúp ngành điều xây dựng được nguồn nguyên liệu ổn định với diện tích từ 315.000-360.000 héc ta tại Việt Nam, đầu tư trồng và chăm sóc 200.000-250.000 héc ta tại Campuchia, 50.000-100.000 tại Lào. Giúp các doanh nghiệp đào tạo công nhân có tay nghề, nâng cao công nghệ chế biến và đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Việt Nam là nước có sản lượng nhân hạt điều xuất khẩu đứng đầu thế giới, trong đó, khoảng gần 30% hạt điều nguyên liệu phải nhập khẩu từ châu Phi, châu Á nhưng hiện nay, các nước châu Phi đang có kế hoạch chế biến hạt điều để xuất khẩu thay vì xuất khẩu thô như lâu nay.

(Theo Ngọc Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Bài toán nhập nguyên liệu nông sản
  • Nông sản Việt thu hút doanh nghiệp Ý
  • Chế biến nhân điều sẽ sạch hơn
  • Thế mạnh của nông sản chuyển gen
  • Nhiều loại nông sản xuất khẩu sẽ thuận lợi về giá
  • Ngành chế biến hạt điều loay hoay vì thiếu nguyên liệu
  • Thị trường điều thô ổn định
  • Thiếu vốn mua điều
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container