Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần cú hích cho phát triển thuỷ sản bền vững

Trong một vài năm trở lại đây kinh tế thủy sản của tỉnh Cà Mau đã xuất hiện nhiều yếu tố bất cập, đó là sản xuất thiếu bền vững, sản lượng giảm. Nếu như trong nuôi trồng lúc đặng lúc được thì khai thác biển cũng không có gì sáng sủa. Ngư dân luôn vất vả với giá nhiên liệu tăng, thiếu vốn và giá sản phẩm không ổn định.

 

Mặt khác, do khủng hoảng kinh tế nên xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn. Nếu như tình hình không có gì chuyển biến tích cực thì từ đây đến năm 2010 kinh tế thủy sản sẽ khó vượt cạn. Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 1 tỷ USD là khó thành hiện thực.

Cà Mau là “mỏ tôm, cá" nhưng tại sao kinh tế lại giậm chân tại chỗ?. Có rất nhiều nguyên nhân, trước hết là việc chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu sản xuất thiếu tập trung, trong thời gian qua các cấp chính quyền đã buông lỏng việc kiểm tra, quản lý, vì vậy chuyển dịch nói chung, nuôi tôm nói riêng thường diễn ra tự phát trong nội bộ nông dân. Do quản lý kém nên chậm phát hiện những bất cập để có chủ trương điều chỉnh kịp thời.

Theo quy hoạch đến năm 2010 Cà Mau có khoảng 1.000 trại sản xuất tôm giống sạch, có khả năng cung cấp mỗi năm 20 tỷ con giống cho người nuôi tôm. Thế nhưng kế hoạch này đến nay xem như không thực hiện được bởi hiện toàn tỉnh chỉ có 500 trại tôm giống, có khả năng cung cấp 5 tỷ con giống mỗi năm, đáp ứng 25% nhu cầu. Số còn lại nghười dân phải mua tôm giống trôi nổi nên chất lượng không bảo đảm.

Nguyên nhân nữa là thiếu vốn, thực tế hiện nay đang xuất hiện một nghịch lý, đó là ngân hàng thì thừa tiền, nhưng nông dân thì thiếu vốn. Có tới 90% nông dân hiện nay không thể vay vốn được tại các ngân hàng, vì trước đó họ đã vay nhưng chưa trả.

Muốn cho sản lượng thủy sản tăng nhanh, cách duy nhất là nuôi tôm công nghiệp, nhưng hiện nay toàn tỉnh chỉ có khoảng 3.000 ha nuôi bằng hình thức này. Nếu cứ tiếp tục nuôi quảng canh hoặc quảng canh cải tiến như hiện nay thì sản lượng khó tăng. Đối với khai thác biển, Nhà nước đã ưu tiên cho chương trình khai thác, đánh bắt xa bờ. Với một lực lượng phương tiện hùng hậu gần 5.000 chiếc, nhưng mỗi năm sản lượng khai thác chỉ đạt khoảng 140.000 tấn, con số còn quá khiêm tốn so với tiềm năng đồi dào đang có trên biển.

Nguyên nhân khai thác thủy sản ngày càng kém hiệu quả rất dễ hiểu, đó là giá cả nhiên liệu, vốn đầu tư tăng nhưng sản phẩm bán ra không tăng, từ đó làm cho nhiều người đi biển bị lỗ. Công tác quản lý của ngành thủy sản đối với khai thác biển không tốt, sản phẩm thu hoạch được bán cho ai ngành thủy sản đều không quản lý được.

Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy, nhiều tàu đánh cá sau khi thu hoạch đã bán ngay sản phẩm cho tàu nước ngoài tổ chức mua trên biển, cho nên việc thất thoát sản lượng khai thác trên biển là khó tránh. Từ chỗ sản lượng nuôi trồng và khai thác đều giảm, nên các nhà máy chế biến thủy sản đang điêu đứng vì thiếu tôm nguyên liệu. Hiện nay công suất chỉ được sử dụng 40%, công nhân phải nằm chờ nguyên liệu./.

( Theo TTXVN)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước
  • Báo cáo tổng quan thị trường thủy sản Hàn Quốc - Phần 2
  • Báo cáo tổng quan thị trường thủy sản Hàn Quốc - Phần 1
  • Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada (1)
  • Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada (2): Yêu cầu về chất lượng, bao bì và vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada(3): Các quy định về nhập khẩu
  • Thị trường thuỷ sản thế giới: triển vọng tới 2015
  • 39 cơ sở được xuất khẩu thủy sản sang Nga
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container