Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần sớm thực hiện các chính sách mới để thúc đẩy ngành thủy sản ĐBSCL phát triển

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám tại Hội nghị bàn biện pháp sản xuất và tiêu thụ cá tra, tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tại TP Cần Thơ ngày 12-2-2009.

Năm 2008, vùng ĐBSCL xuất khẩu hơn 640.829 tấn sản phẩm cá tra, cá ba sa đến 128 nước, kim ngạch đạt hơn 1,4 tỉ USD. So với năm 2007, xuất khẩu sản phẩm cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL trong năm vừa qua tăng hơn 250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu tăng 48,4% và có thêm 22 thị trường mới.


Theo Bộ NN&PTNT và các địa phương vùng ĐBSCL, việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra và tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) ở vùng ĐBSCL hiện còn nhiều khó khăn. Trước mắt, nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu đang thiếu nguyên liệu, nhiều nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam đang thực hiện chính sách khuyến khích sử dụng hàng sản xuất trong nước để vượt qua khủng hoảng. Về lâu dài, việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở vùng ĐBSCL đang thiếu con giống tốt, mối liên kết trong suốt quy trình nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa bền vững, nhất là mối liên kết giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi chưa chặt chẽ. Tuy nhiên, với các lợi thế về chất lượng, giá cả cạnh tranh, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của ĐBSCL -Việt Nam đang có nhiều triển vọng để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống và các thị trường mới.
 

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng Bộ NN&PTNT sẽ sát cánh cùng các địa phương vùng ĐBSCL tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất thủy sản theo quy hoạch của thị trường. Trong đó, các địa phương cần triển khai thực hiện ngay các chính sách mới của Trung ương về tài chính, xuất khẩu, thuế... Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với tỉnh Kiên Giang xây dựng Trung tâm sản xuất tôm giống nước lợ tại huyện đảo Phú Quốc để cung cấp con giống tốt cho vùng ĐBSCL. Bộ NN&PTNT sẽ nghiên cứu đề xuất Chính phủ phương án nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thủy sản để tạo sức ép buộc các doanh nghiệp sản xuất ăn chăn nuôi thủy sản trong nước giảm giá bán sản phẩm...

( Theo báo Cần Thơ online)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Một số hàng nông, thủy sản vẫn có lợi thế xuất khẩu
  • Xuất khẩu thủy sản năm 2008 vẫn đạt trên 4,5 tỷ USD
  • Nhu cầu thủy sản trong và ngoài nước tăng mạnh
  • Cà Mau: Tháo gỡ khó khăn cho chế biến thủy sản xuất khẩu
  • Thiếu nguyên liệu thủy sản
  • Nhu cầu thủy hải sản trong và ngoài nước tăng mạnh
  • Xuất khẩu thủy sản năm 2009: Bao giờ hết “ta hại ta”?
  • Xuất khẩu thuỷ sản tháng 1 đạt khoảng 3,8 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container