Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điều kiện nuôi cá tra xuất khẩu vào Mỹ: Không quá lo lắng

Thu hoạch cá tra ở Đồng bằng Sông Cửu long

Gần đây, dư luận đang quan tâm về việc có một số thông tin cho rằng phía các cơ quan chức năng Mỹ đang soạn thảo những quy định, trong đó có việc đưa cá tra của VN vào danh sách Catfish. Khi đó, cá tra VN muốn nhập khẩu vào Mỹ phải được nuôi theo đúng tiêu chuẩn áp dụng với cá da trơn tại vùng Đông Bắc Mỹ.

Nếu điều này được thông qua, chắc chắn cá tra VN xuất khẩu vào Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn. Thông tin này ngay lập tức đã gặp phải những phản ứng từ phía những người nuôi các tra của VN. Thực hư vấn đề này như thế nào?

Không thực tế

Ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm HTX Thới An (Ô Môn, Cần Thơ), hiện đang được đánh giá là một trong những mô hình nuôi cá tra hiệu quả khẳng định: Không thể áp dụng kiểu nuôi đó được. Hiện nay chúng tôi đang nuôi cá tra theo phương thức nuôi cá sạch và đảm bảo chất lượng thịt thương phẩm cho nhà máy chế biến xuất khẩu đi hàng chục thị trường, ở nhiều nước. Hầu hết các nhà máy chế biến cũng như các thị trường nhập khẩu chỉ yêu cầu đủ ký, phẩm chất thịt trắng, thịt vàng rõ ràng; chứ ai đâu đòi hỏi nuôi ở nước sông hay nước ao. Thứ nhất, nếu nước không đảm bảo thì cá làm sao sống và phát triển được. Thứ hai, với điều kiện nuôi cá sạch như hiện tại, người nuôi cá cũng chỉ lãi chút ít và nếu áp dụng nuôi cá như các quy định mới (nếu được thông qua) đưa ra thì ngoài vấn đề khó quy hoạch khu vực nuôi còn đẩy giá thành lên cao nhiều lần. Người nuôi cá cầm chắc lỗ, mà lỗ thì chẳng ai nuôi.

Ông Hải cho biết: HTX Thới An đang nuôi cá ở bãi bồi ven sông Hậu. Mỗi ao 1 ha, khoảng 10.000 m2 thì luôn phải có 35.000-40.000 m3 nước và thường xuyên bơm ra, bơm vào thay đổi cỡ 8.000-10.000 m3/ngày để giữ nước luôn đủ điều kiện sạch cho cá tăng trưởng. Bên cạnh đó là hàng loạt những biện pháp xử lý nước... khác. Điều đó khẳng định điều kiện nuôi cá tra hiện đang rất tốt, sạch...

Phân vùng nuôi cá?

Hiện nay, ĐBSCL đang có khoảng 6.500 ha mặt nước dùng để nuôi cá tra với sản lượng xuất khẩu trong năm 2009 lên tới 600.000 tấn, trong đó thị trường Mỹ chiếm 47.000 tấn, tương đương 7,8%. Đây là một số lượng không quá lớn trong tổng lượng xuất khẩu các tra của VN, nhưng theo đánh giá chung của các nhà quản lý cũng như DN nuôi, chế biến thì thị trường Mỹ là vẫn đầy tiềm năng. Vì vậy, theo ông Dương Nghĩa Quốc - GĐ Sở NN và PTNN, Chủ tịch Hiệp hội thủy sản Đồng Tháp thì không thể nào đưa cả 6.500 ha mặt nước nuôi cá của ĐBSCL áp dụng theo tiêu chuẩn của đạo luật Farm Bill. Vậy, trước mắt các cơ quan quản lý, mà cụ thể là Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vasep, các tỉnh ĐBSCL phải sớm vào cuộc, tìm hiểu và sớm công bố thông tin cũng như tìm các giải pháp phù hợp để đối phó với vấn đề này.

Một trong những giải pháp được các nhà quản lý, người nuôi cá, doanh nghiệp lựa chọn là việc phân vùng nuôi. Nghĩa là sẽ có những doanh nghiệp, những hộ nuôi cá để XK vào Mỹ thì khoanh nuôi riêng. Còn lại thì vẫn nuôi bình thường như hiện nay.

Chưa xác định thông tin chính thức

Theo một quan chức của Vasep thì những thông tin vừa qua về vấn đề này chưa chuẩn xác, làm ảnh hưởng đến tâm lý của DN cũng như người nuôi cá. Ông này cho hay, những thông tin vừa qua như việc phía bạn đang soạn thảo dự luật quy định cá tra VN phải nuôi như điều kiện nuôi cá da trơn ở vùng Đông Bắc Mỹ là không chính thức.

Thực tế, một số thông tin còn đưa ra thông tin về đạo luật Farm Bill 2010. Thông tin này không chính xác vì thực tế đã có đạo luật Farm Bill 2008. Trong đó có một quy định đáng lưu ý là giao việc kiểm soát cá Catfish cho Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Trên cơ sở đó, hiện nay USDA đang soạn thảo quy định, định nghĩa về khái niệm gọi là Catfish. Trong đó sẽ xác định những loại cá nào nằm trong danh sách được gọi là Catfish. Hiện nay, USDA vẫn chưa đưa ra định nghĩa này. Trong trường hợp Mỹ xếp cả cá tra và ba sa của VN là cá da trơn thì hai loại cá này sẽ được đưa vào cơ chế thanh tra, kiểm tra hết sức gắt gao của cơ quan quản lý của Mỹ. Khi đó, cá tra muốn xuất khẩu vào Mỹ mới phải áp dụng những biện pháp nuôi khắt khe hơn. Hiện tại - quan chức này nhấn mạnh cá tra VN xuất khẩu vào Mỹ vẫn áp dụng điều kiện nuôi như bình thường. Nếu trong trường hợp phía cơ quan chức năng Mỹ công bố cá tra VN nằm trong nhóm Catfish thì VN vẫn có thời gian 60 ngày để xem xét, bình luận phản ứng và đưa ra các biện pháp cụ thể. Nói chung chúng ta không nên quá lo lắng - ông này khẳng định. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dù chưa xác định cá tra VN xuất khẩu vào Mỹ phải chịu những quy định, điều kiện nuôi khắt khe hơn hay không thì khi có dư luận như vậy, các nhà quản lý của VN cũng như các DN và người nuôi cá cần sớm đề ra những giải pháp phù hợp nhằm ổn định và phát triển thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng này.

(Theo Huy Bình // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Khai thác 1,13 triệu tấn thủy sản trong vụ cá bắc
  • Thủy sản nhập khẩu: rắc rối kiểm dịch
  • Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang: Chuyển nhượng 29% vốn cổ phần
  • Nuôi cá linh mùa hạn
  • Tôm nguyên liệu thiếu trầm trọng
  • Phản đối việc xếp cá tra, basa vào dạng Catfish
  • “Mắc cạn” vì thiếu nguyên liệu
  • Festival Thủy sản Việt Nam lần 1 năm 2010 tại Cần Thơ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container