Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Mắc cạn” vì thiếu nguyên liệu

Nhiều hộ nuôi tôm, cá “treo” ao sau khi bị thua lỗ nặng trong năm 2009 khiến nguồn nguyên liệu của các nhà máy chế biến đang bị thiếu hụt khá lớn. Ảnh: Lê Toàn.

Đầu năm 2010, số lượng đơn hàng và giá bán các mặt hàng thủy sản xuất khẩu như cá tra, tôm sú đã được cải thiện hơn so với trước. Tuy nhiên, do chưa đến thời điểm mùa vụ chính, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long phải hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu.

Hoạt đồng cầm chừng

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN), cho biết hiện giá nguyên liệu đã nhích lên so với trước Tết, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2009, ở mức 135.000-140.000 đồng/ki lô gam cho loại tôm sú 30 con/ki lô gam, loại 20 con/ki lô gam có giá 180.000-190.000 đồng/ki lô gam.Nhà máy của Fimex VN có công suất khoảng 60 tấn/ngày nhưng hiện chỉ chạy khoảng 20% công suất, vì mỗi ngày chỉ mua được 5-6 tấn nguyên liệu, lúc cao điểm thì được khoảng 10 tấn.

Tương tự, ông Trần Văn Phẩm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex), cho biết trong thời gian qua, Stapimex đã đẩy mạnh việc đầu tư bao tiêu cho nông dân nuôi tôm, tăng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vùng nguyên liệu do công ty đầu tư chỉ đáp ứng được 20% công suất chế biến của nhà máy.

Với tình hình này, ông Phẩm dự báo khi vào mùa vụ tháng 6, tháng 7, tình trạng thiếu nguyên liệu sẽ càng gay gắt hơn.

Đối với tôm, rất ít nhà máy chủ động được nguồn nguyên liệu. Doanh nghiệp đều phải mua nguyên liệu trong dân, giá cả trồi sụt thất thường, không ổn định, phụ thuộc vào người nuôi. Còn những doanh nghiệp chế biến cá xuất khẩu tuy cũng rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu nhưng không trầm trọng, vì đa số nhà máy chế biến cá đều đã và đang xây dựng được vùng nguyên liệu riêng.

Ông Dương Việt Thắng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp thủy sản miền Nam (South Vina), cho biết đơn hàng hiện nay tăng đáng kể so với trước Tết, nhưng tình hình kinh doanh lại không như mong đợi. Giá xuất khẩu chỉ tăng 1-2% so với những hợp đồng trước Tết.

Do South Vina đã đầu tư vùng nguyên liệu trước khi xây nhà máy nên hạn chế được tình trạng thiếu nguyên liệu. Công ty hiện có hơn 60 héc ta nuôi cá, đáp ứng khoảng 80% công suất chế biến của nhà máy 100 tấn/ngày. Trong khi đó, khó khăn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là giá cá tra nguyên liệu tăng 500-800 đồng/ki lô gam so với trước nhưng vẫn thiếu.

Nguyên nhân

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết theo kế hoạch dự kiến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản sẽ ở mức 4,5 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 200 triệu đô la so với năm 2009.

Giá cá hiện dao động ở mức 16.400-16.600 đồng/ki lô gam, có nơi lên đến 17.000 đồng/ki lô gam, người nuôi cá lời khoảng 1.000 đồng/ki lô gam. Tuy vậy, nhiều người chưa dám đầu tư trở lại sau khi bị lỗ trong vụ nuôi năm ngoái.

Theo ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng, do thời gian qua thị trường cá da trơn nguyên liệu biến động nên nhiều hộ “treo” ao, diện tích sụt giảm. Một số người đã chuyển sang nuôi một số loại thủy sản khác hoặc trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, với vốn đầu tư thấp, ít rủi ro thay vì nuôi cá tra hoặc tôm sú.

Bên cạnh đó, đầu ra của các sản phẩm cá da trơn xuất khẩu cũng bấp bênh do ảnh hưởng suy giảm kinh tế. Từ năm 2008 đến giữa năm 2009, thị trường hạn hẹp, đơn hàng ít, vốn vay ngân hàng khó khăn, doanh nghiệp không có nguồn vốn dồi dào để hỗ trợ người nuôi.

Những năm trước đây, nhiều doanh nghiệp khi đến mùa thường trữ nguyên liệu nhằm ổn định sản xuất khi vào thời điểm trái vụ. Tuy nhiên, do năm 2008 kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, lượng hàng tồn kho nhiều trong khi đó chi phí bảo quản, lãi suất ngân hàng có thời điểm cao hơn 21% nên trong năm 2009 hầu hết doanh nghiệp đều duy trì nguồn nguyên liệu ở mức vừa phải để đáp ứng những đơn hàng đã ký trước đó.

Nay nhu cầu tăng trở lại, họ không kịp trở tay. Không có nguyên liệu sản xuất, doanh nghiệp không dám ký thêm hợp đồng mới. Có dự báo, từ tháng 4-2010 trở đi, sản lượng cá tra đến kỳ thu hoạch ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng trở lại, khi ấy các doanh nghiệp có thể có đủ nguyên liệu chế biến.

Phân tích ở góc độ khác, theo ông Lực ở Fimex VN, số nhà máy chế biến thủy sản mới được đầu tư ngày một nhiều, công suất của các nhà máy trước đây cũng tăng thêm, trong khi diện tích nuôi không tăng, thậm chí giảm so với trước, vì thế việc thiếu nguyên liệu sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Ngoài ra, thời gian qua có tin đồn tôm cỡ nhỏ sẽ được giá nên nhiều người nuôi tập trung vào loại tôm này, gây khan hiếm trầm trọng tôm sú cỡ lớn. Nếu đồng loạt đẩy giá mua nguyên liệu thì doanh nghiệp không có lời. Hy vọng đến đầu vụ thu hoạch tôm vào tháng 5, tháng 6 tới, tình hình sẽ được cải thiện.

Ông Trần Văn Phẩm thì cho rằng công tác dự báo, dự đoán vùng nguyên liệu so với nhu cầu của các nhà máy chế biến thủy sản chưa được chính xác. Chính vì vậy tình trạng các nhà máy thiếu nguyên liệu nghịch mùa diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng nếu tình hình ổn định, người dân cảm thấy có lời sẽ đầu tư nuôi trở lại.

Để tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu thủy sản chế biến trong thời gian tới, ông Hòe cho biết hiện VASEP đang vận động người nuôi, doanh nghiệp liên kết, tạo vùng nuôi mang tính chiến lược và lâu dài, thuận lợi cho việc kiểm soát, truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Theo ông Lực, trong khi trông chờ vụ mùa chính, thì doanh nghiệp thu mua được bao nhiêu chế biến bấy nhiêu. Doanh nghiệp nào còn nguyên liệu dự trữ thì có thể sản xuất cầm chừng. Doanh nghiệp nào không có nguyên liệu dự trữ thì có thể nhân dịp này bảo dưỡng thiết bị, nhà xưởng, kiện toàn đội ngũ lao động để chờ vụ mùa mới.

(Theo Nguyễn Quân // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Festival Thủy sản Việt Nam lần 1 năm 2010 tại Cần Thơ
  • Vi phạm trong thủy sản bị phạt tới 40 triệu đồng
  • EU kiểm tra 20% thuỷ sản nuôi nhập khẩu từ Ấn Độ
  • Xuất khẩu thủy sản 2010: Nhiều thách thức
  • Festival Thủy sản Việt Nam 2010 - Tạo cơ hội để thúc đẩy ngành Thủy sản
  • Cá tra, basa Việt Nam lại gặp rào cản khi vào Mỹ
  • XK thủy sản 2010 : Nỗi lo trong cuộc
  • Sản xuất giống và nuôi nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container