Cá và các hải sản khác là một trong những ngành nhạy cảm nhất trong thương mại thế giới, vì thế ngành này phải tuân theo những quy tắc xuất xứ (RoO) nghiêm ngặt, thuế quan cao, các giải pháp kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) và các hàng rào thương mại khác.
Cá cũng là một trong những hàng hóa quan trọng nhất tại nhiều nước phát triển, trong khi đó đối với nhiều nước phát triển đưa ra ưu đãi, mối quan tâm của họ là đảm bảo cá chưa qua chế biến cho các nhà máy chế biến của họ. Mâu thuẫn cố hữu trong sự mất cân bằng cung và cầu toàn cầu này đã khiến thương mại quốc tế trong ngành cá tiếp tục bị hạn chế bởi rất nhiều quy định nghiêm ngặt.
Các vấn đề RoO trong ngành cá và các sản phẩm liên quan được minh họa tốt nhất bằng việc sử dụng hệ thống RoO hiện hành của liên minh châu Âu (EU) như một ví dụ. Mặc dù RoO của Eu thường giống nhau cho tất cả các hiệp định thương mại ưu tiên, nhưng vẫn có một số thay đổi được đưa ra trong bối cảnh những thương lượng của EPA diễn ra với các nước ACP.
RoO của Eu thường quy định xuất xứ của tất cả các loại cá được bắt ở các hồ hoặc sông nội địa cũng như các loại cá được bắt tại các lãnh hải của một quốc gia. Những vùng này kéo dài 12 dặm ra ngoài biển. Loại cá này được coi như “được sản xuất toàn bộ” tại nước xuất khẩu đó và có thể tiếp cận thị trường Châu Âu miễn thuế từ các quốc gia hưởng ưu tiên và không có bất cứ điều kiện cụ thể nào về RoO đi kèm. Đối với cá được bắt ngoài phạm vi của vùng 12 dặm này, sẽ có rất nhiều suy xét thêm về RoO. Do hầu hết hoạt động đánh cá thương mại xảy ra ngoài lãnh hải của một quốc gia nên những quy định này có thể có những hạn chế lớn đối với các nhà xuất khẩu mong muốn bán cá tại các thị trường châu Âu không phải chịu thuế nhập khẩu cao của EU.
RoO cho ngành cá được bao gồm trong các luật lệ cụ thể về sản phẩm cũng như danh sách các điều kiện xác định khi nào cá có thể được coi là “được sản xuất toàn bộ”. Do những quy định của EU thường đòi hỏi cá “được sản xuất toàn bộ” (hơn là được biến đổi về cơ bản) nên cân nhắc đầu tiên đối với các nhà xuất khẩu tại các nước xuất khẩu là điều kiện được nêu ra tại các điều khoản hợp lý về “được sản xuất toàn bộ”. Những điều khoản này liên quan tới quốc tịch của các thủy thủ, quyền sở hữu và cờ của các tàu đánh cá cũng như những sắp xếp thuê và cho thuê tàu.
Để có đủ tiêu chuẩn cho những ưu tiên của EU, cá “được sản xuất toàn bộ” khi các điều kiện từ GSP của EU được thực hiện:
* Những sản phẩm thu được do đánh bắt cá tại đó (“đó” ở đây ám chỉ các lãnh hải và các vùng duyên hải kéo dài 12 dặm)
* Các sản phẩm cá đánh bắt tại biển và các sản phẩm khác do các tàu lớn đánh bắt từ các lãnh hải xa bờ của một nước hưởng ưu tiên.
* Các sản phẩm làm trên boong của tàu đánh cá kiêm chế biến từ các sản phẩm liên quan ở trên.
Thuật ngữ “tàu đánh cá” hay “tàu đánh cá kiêm chế biến” được định nghĩa rộng hơn trong các trường hợp sau:
* Tàu được đăng ký tại nước hưởng ưu tiên (nước xuất khẩu) hay tại nước thành viên của EU
* Sử dụng lá cờ của một nước hưởng ưu tiên hay nước thành viên của EU
* Tàu được sở hữu ít nhất 50% bởi nước hưởng ưu tiên, nước thành viên của EU hay bởi một công ty có trụ sở tại nước đó hay một trong số những nước thành viên mà giám đốc, chủ tịch ban giám đốc hay cố vấn và phần lớn thành viên của những ban như vậy thuộc về các nước hưởng ưu tiên hay các nước thành viên của EU. Thêm vào đó, trong trường hợp các công ty, ít nhất có nửa số vốn thuộc về nước hưởng ưu tiên đó, nước thành viên hay các cơ quan công chúng của các nước hưởng ưu tiên hay nước thành viên.
* Trong đó các chuyên gia và quan chức là người của các nước của nước hưởng ưu tiên hay nước thành viên.
* Và trong đó ít nhất 75% thủy thủ thuộc về nước hưởng ưu tiên hay nước thành viên.
Từ những điều trên cho thấy rõ ràng những RoO này được cung cấp nhằm đảm bảo rằng phần lớn các công ty địa phương, các cá nhân và các tàu đánh cá tại các nước hưởng ưu tiên (hay các nước thành viên của EU) có thể thu lợi từ những tiếp cận ưu tiên đối với thị trường EU. Mặc dù điều này khá hợp lý, những điều khoản đã bỏ qua sự thật là tại nhiều nước, các công ty đánh bắt cá tạo thành một phần của một doanh nghiệp liên doanh với các đối tác nước ngoài hay nắm một số ít cổ phần tại các doanh nghiệp trong nước (mặc dù thực tế họ có thể thuê các ngư dân và trả thuế nội địa) trong khi các trường hợp khác họ thậm chí có thể được đăng ký tại một nước thứ 3 vì những lý do thương mại (ví dụ thuế, bảo hiểm hay những cân nhắc khác).
Một RoO của EU cho phép các quốc gia thuê hay cho thuê các tàu đánh cá lớn được đăng ký ở nước ngoài theo những điều kiện nhất định. Có thể yêu cầu sử dụng một tàu đánh cá nước ngoài khi không có một đoàn tàu được sở hữu trong nước hay trong suốt thời gian mở rộng mùa với nỗ lực trong nghề cá. Những điều khoản này không áp dụng cho GSP của EU (hay nói cách khác, những bên được hưởng lợi từ GSP phải có tàu đánh cá của riêng họ và đáp ứng những điều kiện khác liên quan tới các tàu đánh cá), tuy nhiên sự linh động này có thể được thấy tại một số hiệp định song phương của EU (ví dụ, họ đã đề cập trong hiệp định Cotonou cũ và bây giờ là trong các hiệp định EU-ACP). Lấy hiệp định EU-CARIFORUM EPA như một ví dụ thì việc được thuê hay cho thuê tàu đánh cá nước ngoài có thể được coi như tàu đánh cá nội địa khi các nhà hoạt động châu Âu được đưa ra quyền từ chối hợp đồng thuê hay cho thuê đầu tiên và hợp đồng này được một ủy ban giám sát đặc biệt về hợp tác thuế quan và điều kiện thương mại chấp nhận.
Điều kiện về việc thuê và cho thuê này cũng có thể được áp dụng đối với nghề cá tại các khu vực kinh tế riêng biệt (EEZ) được miêu tả như trên cho nghề cá trong phạm vi khu vực 12 dặm.
Mặc dù các điều khoản liên quan tới các sản phẩm cá “được sản xuất toàn bộ” và việc sử dụng tàu đánh cá nội địa tạo thành tài liệu tham khảo cơ bản cho RoO của EU, các luật cụ thể cho sản phẩm thường được giải thích rõ ràng trong một phụ lục riêng. Cá được phân loại theo chương 3 (cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và các động vật không xương sống khác) cũng như trong chương 16 (Những chuẩn bị về …cá hay về động vật giáp xác, động vật thân mềm hay động vật không xương sống). Trong tất cả các hiệp định thương mại ưu tiên của EU, chương 3 và 16 về RoO trong ngành cá yêu cầu tất cả “nguyên liệu của chương 3 được sử dụng” phải “được sản xuất toàn bộ”. Nói cách khác, điểm cơ bản của việc bắt đầu bất cứ hoạt động đánh bắt cá hay các sản phẩm nào khác được coi có xuất xứ tại nước hưởng ưu tiên là các điều kiện (liên quan tới tàu đánh cá, cờ) theo luật về “đượcsản xuất toàn bộ” phải được thực hiện.
Sự phác họa lãnh thổ và khu vực EEZ được tìm thấy trong luật hàng hải quốc tế, với công ước liên hợp quốc về luật của biển (UNCLOS) định nghĩa biển thuộc lãnh thổ là phạm vi vùng kéo dài 12 dặm từ bờ biển của một quốc gia. EEZ ám chỉ vùng biển ngoài khu vực biển thuộc lãnh thổ một nước và kéo dài 200 dặm xa bờ. Các quốc gia đều có quyền kinh tế riêng biệt đối với khu vực EEZ mặc dù quy định này không áp dụng rộng rãi cho các quyền tắt ngang nhất định.
Điều kiện thuận lợi này đã được áp dụng cho các nước như Kenya theo hiệp định Cotonou cũ và cũng tồn tại trong hiệp định EU-ACP RoO được xét duyệt lại.
Những RoO trong một số trường hợp tùy theo điều khoản dung sai giá trị, cho phép các nhà xuất khẩu sử dụng tới 10-15% các nguyên liệu phi gốc (phụ thuộc vào hiệp định). Mặc dù một số hiệp định đáng chú ý là hiệp định thương mại Nam Phi của châu Âu, đặc biệt loại trừ các loại cá của chương 3 và 16 khỏi sự dung sai giá trị, tuy nhiên hầu hết các hiệp định của EU đều cho phép điều này.
Hiệp định ACP Cotonou của EU hết hạn vào cuối năm 2007 có một ngoại lệ cho các luật trên bằng việc cung cấp cho các nước ACP một quyền vi phạm đặc biệt để xuất khẩu cá ngừ và thịt cá ngừ Califoni phi gốc tới châu Âu. Quyền vi phạm này theo khuôn khổ một số liệu hàng năm với 8000 tấn cá ngừ Canifoni đóng hộp cùng với 2000 tấn thịt cá ngừ và được văn phòng của ACP tại Brussels quản lý. Quyền vi phạm này cho phép các quốc gia ACP sử dụng cá ngừ Canifoni có xuất xứ từ nước thứ 3 mà không phải tuân theo tất cả điều kiện hạn định được đề ra trong RoO của hiệp định Cotonou (như sự sở hữu hay cờ của tàu đánh cá, hạn chế thuê và cho thuê, quốc tịch của thủy thủ, vị trí đánh bắt…), sản phẩm cuối cùng không bị mất tính phù hợp theo những ưu tiên của Cotonou. Theo EPAs, một quyền vi phạm tương tự đã được cấp phép cho một số nhóm trong vùng của EPA nhưng không cho các nhóm khác.
Những ám chỉ của RoO của EU về các sản phẩm cá và cá là khá đa dạng nhưng bao gồm những điều sau đây:
*Cung cấp một sáng kiến sử dụng các thủy thủ và các tàu đánh cá thuộc sở hữu trong nước hay các tàu đánh cá của EU; các thủy thủ và tàu đánh cá nước ngoài.
*Quyết định khả năng quản lý nguồn cá của các quốc gia xuất khẩu tới EU
*Nhắm hiệu quả tới nghề cá thương mại tại các nước đang phát triển với nỗ lực thuyết phục họ cấp quyền ưu tiên tiếp cận các tàu đánh cá châu Âu.
*Không “hoàn lại” thêm bến đỗ và quá trình xử lý nội địa (ví dụ cho cá qua chế biến của chương 16), không có “lợi thế” nào được đưa ra cho các sản phẩm với thuế giá trị gia tăng trong nước cao hơn.
*Không thừa nhận rằng trong suốt thời kỳ dao động mùa, cá nguyên gốc không có sẵn (đặc biệt là các loài có khả năng di trú cao nhưng là các loài có giá trị đặc biệt như cá ngừ), và vì vậy cần thiết phải sử dụng cá ngừ phi gốc cho sử dụng đóng hộp trong nước.
*Nơi mà theo các điều khoản thuê và cho thuê sử dụng một tàu đánh cá được đăng ký ở nước ngoài, hoạt động đánh bắt cá của họ là hạn chế đối tại khu vực EEZ, khu vực ngăn chặn các tàu chiến “theo cá” (nguồn cung cấp hai chiều vào và ra khỏi khu vực EEZ).
(Internet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com