Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự thảo Xây dựng tiêu chuẩn nuôi cá tra, basa toàn cầu

Tại cuộc họp Đối thoại nuôi cá tra, basa (PAD) lần thứ 4 vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Dự thảo hoàn chỉnh về tiêu chuẩn toàn cầu cho việc nuôi cá tra, basa đã được đưa ra để lấy ý kiến của người nuôi cá, các nhà bán lẻ, sản xuất thức ăn và hóa chất, nhà chế biến cũng như các chuyên gia.

Đây là một tiến trình mà Quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF khởi xướng từ năm 2007 nhằm tập hợp các bên liên quan thảo luận, thống nhất đưa ra một bộ tiêu chuẩn chung, áp dụng toàn cầu cho chu trình nuôi cá tra, basa. Trước đây, chưa từng có một bộ tiêu chuẩn thống nhất cho chu trình này.
 
Dự kiến bắt đầu áp dụng từ năm 2011, Bộ tiêu chuẩn này dựa trên năng lực thực tế của các bên liên quan để giải quyết những vấn đề môi trường và xã hội từ việc nuôi cá tra, basa.
Đây là các tiêu chí cụ thể về tuân thủ pháp luật, sử dụng đất và nước, ô nhiễm nước, quản lý thức ăn nuôi, hóa chất, sức khỏe và an toàn người nuôi. Tiêu chuẩn này áp dụng trong sản xuất 2 loài cá tra (pangasianodon hypophthalmus) và cá basa (pangasius bocourti) trong tất cả hệ thống sản xuất gồm ao, bè, đăng chắn…ở mọi quy mô.
Hàng trăm nông dân Việt Nam, hầu hết là những người nuôi cá tra, basa ở quy mô nhỏ, đã tham gia vào tiến trình xây dựng bộ tiêu chuẩn này.
Bộ tiêu chuẩn được xây dựng theo một qui trình mở và minh bạch, phù hợp với yêu cầu của Bộ Quy tắc thực hành tốt cho xây dựng tiêu chuẩn môi trường và xã hội của Liên minh quốc tế về công nhận và dán nhãn môi trường và xã hội (ISEAL).
Ông Flavio Corsin, Cố vấn cao cấp về nuôi trồng thủy sản của WWF Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn này “vì nhu cầu đối với cá tra, basa trên thế giới đang tăng rất nhanh mà Việt Nam là bên cung ứng chính”.

Theo Hiệp hội xuất khẩu và chế biến thủy sản Việt Nam (VASEF), sản lượng nuôi cá tra, basa của Việt Nam đã đạt tới 1,1 triệu tấn trong năm 2008, giá trị xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD.
8 phiên đối thoại tương tự do WWF chủ trì từ trước đến nay đã có hơn 2.000 người tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng tiêu chuẩn nuôi cho 12 loài như rô phi, tra/basa, nhuyễn thể, bào ngư, tôm, cá hồi….

(Vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủy sản cần biết:Yêu cầu về thâm nhập thị trường hàng thủy sản tại Pháp
  • Cà Mau: Nhiều giải pháp tích cực đẩy mạnh chế biến xuất khẩu thủy sản
  • DN thuỷ sản Đà Nẵng: Đói nguyên liệu trầm trọng
  • Khai thác thủy sản 7 tháng đầu năm tăng 7% so cùng kỳ
  • Cá tra, basa vươn lên vị trí số 1 trong xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
  • Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ phục hồi
  • Xuất khẩu thủy sản đang trên đà thuận lợi
  • Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container