Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành thủy sản thế giới đang bị đe dọa

Thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào nguồn thực phẩm thủy sản. Tuy nhiên một báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã cảnh báo rằng hiện tượng biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Nganh thuy san the gioi dang bi de doa.
Thủy sản là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng - Ảnh: fao

Ngư trường là những nơi đánh bắt thủy sản trên biển. Hiện nay 90% ngư trường của thế giới nằm ở các khu vực thuộc châu Á và châu Phi. Ngành đánh bắt thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực ở các quốc gia nghèo.

Tiến sĩ Tim Daw giảng viên trường đại học East Anglia (Anh quốc) và là đồng tác giả báo cáo mới này của FAO đã kêu gọi cần xem biến đổi khí hậu như một yếu tố ảnh hưởng tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

“Ngành đánh bắt thủy sản có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Ước tính khoảng 500 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc vào nguồn thực phẩm từ thủy sản. Ngoài ra đây là còn là một nguồn thực phẩm rất giàu chất protein cần thiết cho cơ thể chúng ta” tiến sĩ Tim Daw nói.

“Ngành đánh bắt thủy sản thường được hình thành ở những khu vực có các ngành kinh tế khác kém phát triển. Do vậy bạn thấy ngành đánh bắt thường đóng vai trò mũi nhọn trong cơ cấu nền kinh tế ở các khu vực ven biển xa xôi".

Nganh thuy san the gioi dang bi de doa.
Ngư dân là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của BĐKH tới sự mưu sinh của mình - Ảnh: research4development

“Những ngư trường nội địa đặc biệt quan trọng đối với vấn đề an ninh lương thực” tiến sĩ Tim Daw nói. “Những ngư trường này thường ở các sông hồ lớn hay ở những vùng nông thôn xa xôi”. Mặc dù vậy ông cũng cho biết các ngư trường rất nhạy cảm đối với vấn đề thay đổi nhiệt độ.

“Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi đáng kể lượng mưa hàng năm và làm các dòng sông băng tan chảy nhanh hơn. Do vậy những thay đổi lớn này có thể khiến lượng nước trong các hồ và dòng sông liên tục bị biến động. Với sự biết đổi bất thường của lượng mưa và nạn hạn hán xảy ra thường xuyên hơn chúng ta có thể chứng kiến sự đổ vỡ của các hệ sinh thái thủy sản“ tiến sĩ Tim Daw lo ngại.

Trong khi đó có rất nhiều cảnh báo cấp thiết về biến đổi khí hậu đang được đưa ra những ảnh hưởng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy ngay lập tức. Báo cáo của FAO cho biết: Những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu sẽ tác động tới 25% hệ sinh thái thủy sản nội địa ở châu Phi vào năm 2100.

Tiến sĩ Daw nói: “Sẽ có một thách thức to lớn đối với các hệ sinh thái nên chúng ta cần phải ý thức được những gì chúng ta đang làm sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với các thế hệ sau trong tương lai. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời thì những ảnh hưởng mà chúng ta đã biết được sẽ tác động đến tương lai của chúng ta”.

Hà Hương (Theo VOANews)

(Theo Vietnamnet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container