Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháng 2/2010, Mỹ sẽ “xem xét hoàng hôn” thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu

Chỉ còn 2 tháng nữa, chính quyền Mỹ sẽ quyết định xem có nên tiếp tục duy trì yêu cầu áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với tôm của 5 nước để bảo vệ ngư dân và các nhà chế biến tôm nội địa hay không.

Năm 2005, Uỷ ban Thương mại Quốc tế ITC đã sử dụng thuế CBPG đối với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Braxin do các nước này đã bán tôm với giá thấp hơn giá sản xuất.

“Xem xét hoàng hôn” dự kiến thực hiện vào tháng 2 năm tới. Tại đây, các nhà chức trách liên bang sẽ lắng nghe các ý kiến đánh giá kết quả đạt được từ việc áp dụng thuế CBPG trong hỗ trợ ngư dân cũng như cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Theo cơ quan chuyên trách Tôm bang Louisiana (Louisiana Shrimp Task Force), 5 nước đã chiếm tới 75% tổng nhập khẩu tôm vào Mỹ trước khi áp thuế CBPG. Sau 2 năm bị áp thuế, con số này đã giảm 18%.

Bobby Samanie, chủ tịch Uỷ ban Nghề cá và Động vật hoang dã bang Louisiana cho rằng Uỷ ban này sẽ không đưa ra bất cứ hành động nào cho tới tháng 1/2010. Với kinh nghiệm trực tiếp trong ngành tôm, Samanie cho rằng bang này sẽ chuẩn bị cho cuộc chiến chính trị quốc tế trong thương mại thủy sản. “Tôi hi vọng sẽ có một ai đó giải quyết vấn đề này”.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành Hiệp hội Chế biến Tôm Mỹ (ASPA) lại cho rằng thuế CBPG đối với tôm nhập khẩu là “công cụ hợp pháp quan trọng” để giúp các nhà chế biến và ngư dân khai thác tôm tránh những tổn thất lớn từ hàng nhập khẩu với lượng lớn trong thời điểm nhu cầu nội địa ở mức thấp. Ông khẳng định ASPA sẽ không ủng hộ bất cứ nỗ lực nào trong việc thu hồi một hoặc nhiều yêu cầu áp thuế CBPG.

Lý do quan trọng nhất khiến ngư dân và nhiều nhà chế biến tôm nội địa mất lòng tin vào yêu cầu áp thuế CBPG là việc không thu đủ tiền đóng thuế của các nhà cung cấp trong mấy năm gần đây. “Có một số trường hợp lảng tránh đóng thuế, đặc biệt là Trung Quốc”. Tính đến năm 2008, có tới hơn 42 triệu USD tiền thuế chưa thu được trong đó 38 triệu từ Trung Quốc.

(Vinanet)

Bài thuộc chuyên đề: Thông tin kinh tế đáng lưu ý trong tháng 2 / 2010

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Dự kiến xuất khẩu cá tra năm 2009 sẽ đạt mục tiêu 1,3 tỷ USD
  • Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm giảm – nguyên nhân và giải pháp khắc phục
  • Các qui định nhập khẩu thủy sản vào thị trường Canađa
  • Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng thủy sản đông lạnh sang Hồng Kông
  • Phê duyệt Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra
  • Năm 2009 xuất khẩu thủy sản giảm sản lượng, tăng yêu cầu chất lượng
  • Xuất khẩu thủy sản cuối năm: Đỏ mắt tìm nguyên liệu
  • Canađa thành lập Cơ quan Chứng nhận khai thác thủy sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container