Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những thoả thuận đạt được tại diễn đàn phát triển ngành xuất khẩu Tôm

Theo Hiệp hội Thuỷ sản (Vasep), đại diện hiệp hội 4 nước sản xuất tôm chính: Hiệp hội Chế biến và Tiếp thị Sản phẩm Thuỷ sản Trung Quốc (CAPPMA), Hiệp hội Tôm Thái Lan (TSA), Uỷ ban Tôm của Hiệp hội Thuỷ sản Inđônêxia (ISBC), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), tham gia Diễn đàn Phát triển Ngành công nghiệp Tôm tại Trạm Giang cùng với các chuyên gia và thương nhân khác trong ngành tôm.

Tại Diễn đàn này, lãnh đạo của 4 Hiệp hội đã tổ chức toạ đàm bàn tròn  trao đổi nhận định về tình hình sản xuất và thương mại tôm toàn cầu và những mối quan ngại của ngành tôm do tất cả các nước đều bị ảnh hưởng. Nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định của sản xuất và thị trường tôm, 4 Hiệp hội đã soạn thảo một tuyên bố đa phương về các biện pháp được thiết lập để hỗ trợ hợp tác. Mục tiêu của các biện pháp hợp tác này là nhằm đảm bảo duy  trì tình trạng tốt và sự phát triển ổn định của ngành công nghiệp tôm.

4 nước sản xuất tôm hàng đầu: Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam chiếm đến 80% sản lượng tôm nuôi toàn cầu. Ngành nuôi tôm thế giới đã phát triển rất nhanh. Thị trường xuất khẩu đã bắt đầu bị suy giảm năm 2008 và giá tôm bị sụt giảm nghiêm trọng. Mặc dù sản lượng của các nước sản xuất chính tăng cao hơn nhưng lợi nhuận lại không tăng tương ứng do chi phí sản xuất, bao gồm giá năng lượng và thức ăn đã tăng mạnh.
Thị trường tôm được dự báo sẽ tiếp tục suy giảm do khủng hoảng tài chính toàn cầu, và những thách thức mà các nước xuất khẩu tôm đang đối mặt khó có thể thay đổi theo chiều hướng thuận lợi hơn trong một thời gian ngắn. Ðại diện của cả 4 Hiệp hội đều chia sẻ cách đánh giá tương tự về tình hình thương mại quốc tế hiện nay.
Nhu cầu của các thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn sẽ duy trì ở mức thấp, khiến giá tôm thấp. Bốn nước Châu Á sản xuất tôm hàng đầu (Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam) sẽ tăng cường tiêu thụ nội địa. Mục tiêu chung của các quốc gia sản xuất tôm là đảm bảo chất lượng, chế biến có hiệu quả nhiều sản phẩm đa dạng để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thị trường và phát triển các thị trường mới. Tất cả các nước sản xuất tôm cần phải phối hợp cùng nhau để đáp trả các rào cản thương mại, các tiêu chuẩn kỹ thuật và thực hiện các thủ tục chứng nhận, tăng cường các hệ thống thanh tra về vệ sinh, v..v
Ðể duy trì lợi nhuận bằng cách đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của sản xuất tôm, hỗ trợ sự phát triển của nó đồng thời với việc phát huy mối quan hệ cùng có lợi giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu, các Hiệp hội sản xuất tôm của Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Inđônêxia đã đạt được một thoả thuận bao gồm các nội dung sau:
1.  Thiết lập các kênh trao đổi thông tin thường xuyên. Mỗi Hiệp hội sẽ chỉ định một điều phối viên để chỉ đạo việc thông tin có hiệu quả.
2.  Phối hợp cùng nhau thực hiện các biện pháp để giảm thiểu hoặc loại trừ các rào cản thương mại và kỹ thuật, bao gồm việc chia sẻ cho nhau những công nghệ mới nhất trong nuôi và chế biến tôm.
3. Có trách nhiệm chia sẻ thông tin và duy trì danh sách đen các công ty nước ngoài có liên quan đến hoạt động thương mại bất hợp pháp hoăc có nghi vấn, nhằm tránh giao dịch với các công ty đó. Các thông tin này được sử dụng để hỗ trợ môi trường kinh doanh bình đẳng, trung thực và tránh các thiệt hại không cần thiết cho doanh nghiệp.
4.  Tuân thủ nguyên tắc sản xuất theo nhu cầu, quy mô sản lượng của mỗi nước được hoạch định và phát triển nhằm bảo vệ quyền lợi tất cả các thành tố của cả chuỗi sản xuất.
5.  Cải thiện chế biến và quản lý sản phẩm tôm, tăng cường tính đa dạng của sản phẩm, mở rộng thị trường nội địa tiêu thụ sản phẩm tôm, và tăng cường đa dạng hoá thị trường nhằm tăng nhu cầu.
6. Chú trọng đến thân thiện với môi trường. Thiết lập các hệ thống truy xuất nguồn gốc và động viên doanh nghiệp đáp ứng các chứng nhận quốc tế phù hợp.
7. Xem xét việc thành lập một liên minh ngành tôm toàn cầu có chủ tịch luân phiên. Ðể cải thiện ảnh hưởng của tổ chức này, các quốc gia sản xuất tôm chủ yếu khác như Ecuador, Ấn Ðộ, Mexico, Brazil, Bangladesh và các quốc gia khác cũng được mời tham dự.
 
 
Xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc tăng mạnh
Từ nhiều tháng nay, lượng sắn lát, loại nguyên liệu sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi bán sang nước láng giềng Trung Quốc tăng vọt.
Theo số liệu từ chi cục Hải quan cảng Sài Gòn, bốn tháng đầu năm nay, doanh nghiệp xuất khẩu 289.000 tấn sắn lát sang Trung Quốc. Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết, nếu tính cả lượng sắn xuất đi tại cảng Hải Phòng và một số cửa khẩu khác, thì con số phải lên tới nửa triệu tấn, tăng mạnh so với cùng thời điểm 2008.

Hiện tượng “chảy ngược” nguồn nguyên liệu thức ăn này, cũng là một trong những nguyên nhân gây ách tắc tại cảng Sài Gòn, vốn đã xảy ra trong vòng mấy tuần qua.

Ông Lê Bá Lịch, chủ tịch hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, việc Trung Quốc đẩy mạnh gom sắn lát của Việt Nam là bình thường, có tiền lệ từ nhiều năm nay.
Một năm, Việt Nam sản xuất ra khoảng 2,5 – 3 triệu tấn sắn lát, doanh nghiệp sử dụng vào sản xuất thức ăn chăn nuôi khoảng 1,2 triệu tấn (chiếm 15 – 20% trong công thức sản xuất thức ăn), thêm một triệu tấn nữa sử dụng vào chế biến bột ngọt, mì gói, bánh kẹo…, số còn lại được bán ra khỏi biên giới, trong đó xuất sang Trung Quốc là chủ yếu.
Quý 1 năm nay, ngành chăn nuôi Trung Quốc hồi phục khá mạnh sau khủng hoảng kinh tế 2008. Do đó, không chỉ nguồn sắn lát tại Việt Nam mà nhiều loại nguyên liệu khác trên thế giới cũng đang đổ hết vào thị trường này, làm xoay chuyển mặt bằng giá.
Ngành chăn nuôi Trung Quốc phải đáp ứng nhu cầu một tỉ dân với mức tiêu dùng trung bình khoảng 70kg/người,/năm trong khi Việt Nam chỉ có 20 – 23kg/người/năm.

Do giới tiểu thương đẩy mạnh gom hàng, nên giá sắn lát tại thị trường nội địa đảo chiều, giá tăng vọt lên mức 2.200đ/kg (khoảng 129 – 130 USD/tấn), trong khi hồi tháng 1, tháng 2 năm nay chỉ có 1.200 – 1.300đ/kg.
Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh nguyên liệu nói, việc Trung Quốc tấp nập “đánh” tàu vào “ăn” hàng khiến cho thị trường sắn lát lên cơn sốt, trong khi thời điểm này đã vãn vụ. Ông Chamnan, phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất thức ăn chăn nuôi công ty C.P cũng cho hay, đơn vị này đang phải mua mì loại tốt với giá 2.350đ/kg.
Mức giá này, nếu đến tay người nông dân trồng sắn thì quá tốt, bởi sẽ giúp họ tăng lợi nhuận, có vốn đầu tư. Thế nhưng, cơn sốt giá sắn lát hiện nay, lại chỉ có một bộ phận đầu nậu nhiều tiền, đã gom hàng vào lúc giá rẻ hồi đầu vụ được hưởng lợi.

Việc giá sắn lát tăng, cũng đang góp phần kích giá thức ăn chăn nuôi trong nước leo thang, cả người chăn nuôi và người tiêu dùng gánh hậu quả.

(Theo Vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Cà Mau xuất khẩu thủy sản đạt gần 140 triệu USD
  • 4 cường quốc xuất khẩu tôm ra tuyên bố chung
  • Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,05 tỷ USD
  • Những doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy hải sản sang Nga
  • Chính phủ Italia công nhận chất lượng cá tra, cá basa Việt Nam
  • Ngành thủy sản thiếu nguyên liệu
  • Xuất khẩu cá ngừ tăng trở lại
  • Triển khai Quy chế xuất khẩu cá tra vào thị trường Nga
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container