Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nuôi tôm thẻ chân trắng có thể bị phạt

Người dân Quãng Ngãi đang thu hoạch tôm thẻ chân trắng. Ảnh: TL.

Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đa dạng sinh học, trong đó những loài ngoại lai xâm hại sẽ bị áp mức phạt từ 50 đến 500 triệu đồng đi kèm với việc buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Theo đó, tôm thẻ chân trắng là một trong những loài nằm trong danh mục những loài ngoại lai xâm hại không được nuôi tại Việt Nam của thông tư số 22/2011/TT-BTNMT có hiệu lực từ 15-8, sẽ bị phạt tối thiểu 50 triệu đồng nếu người dân nuôi.

Trước thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra mức xử phạt từ 50 đến 500 triệu đồng đối với loài ngoại lai xâm hại, bà Nguyễn Thị Kim Anh, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế thụộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết nếu nghị định quy định như vậy thì tôm thẻ chân trắng vẫn nằm trong điều khoản điều chỉnh của thông tư 22, vì thế vẫn sẽ bị xử phạt.

“Vấn đề ở đây là tôm thẻ chân trắng đang là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao nên chắc chắn phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường rút tôm thẻ chân trắng ra khỏi danh sách. Chuyện còn lại là làm sao chứng minh tôm thẻ chân trắng không phải là loài ngoại lại xâm hại như thông tư 22 đã chỉ ra”, bà Kim Anh nói.

Trước đây, khi mới vào Việt Nam, tôm thẻ chân trắng cũng nằm trong diện cấm nuôi. Bộ Thủy sản (cũ) đã có những công văn cấm người dân nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện rộng, mà đỉnh điểm của vấn đề được Thời báo Kinh tế Sài Gòn đưa tin ngày 26-12-2007, có 17 hộ nông dân nuôi tôm ở Tiền Giang bị Thanh tra Sở Thuỷ sản của tỉnh này phạt từ 3-4 triệu đồng/hộ với lý do trong năm nay họ đã thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong khi đã có chỉ thị cấm sản xuất, thả nuôi.

Lý do lúc đó mà Bộ Thủy sản đưa ra là lo sợ tôm thẻ chân trắng gây dịch bệnh qua tôm sú, nhưng lo lắng đó đã được Viện nghiên cứu thủy sản 2 và 3 chứng minh là khó xảy ra. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh Đông Nam bộ, ĐBSCL.

Vào thời điểm Bộ Tài nguyên và Mội trường lấy ý kiến các bộ, ban ngành đối với loài ngoại lai xâm lại, trong đó có tôm thẻ chân trắng, ngày 14-4-2011 đã có văn bản số 972/BNN-TCTS góp ý dự thảo Thông tư ban hành danh mục các loài ngoại lai xâm hại gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, đề nghị xuất đưa tôm thẻ chân trắng ra khỏi danh mục các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Tuy nhiên. Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn giữ nguyên đề xuất ban đầu và còn đưa thêm hàu Hầu Thái Bình Dương - một loài hải sản đang được nuôi có hiệu quả kinh tế cao tại Quảng Ninh, Hải Phòng,Thừa Thiên - Huế vào danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Khi được hỏi về vấn đề này, một doanh nghiệp là thành viên Vasep cho rằng, chuyện tôm thẻ chân trắng từ cấm nuôi đến được nuôi, giờ lại nằm trong loài ngoại lai xâm hại, chứng tỏ bộ máy điều hành của cơ quan chức này đang có sự bất nhất.

“Khi Bộ Thủy sản cấm người dân không được sản xuất, nuôi tôm thẻ chân trắng thì Bộ Tài Nguyên và Môi trường không có phản ứng gì. Nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nuôi thì lại đưa tôm thẻ chân trắng vào danh mục loài ngoại lại gây hại. Chỉ mấy dòng ghi trong thông tư 22 nhưng thiệt hại cho hàng ngàn người nuôi tôm, doanh nghiệp không biết đến mức nào”, ông này cho biết.

Trong thời gian qua, tại ĐBSCL dịch bệnh trên tôm sú lan rộng và để người dân tránh bị thiệt hại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép một số địa phương chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng thay vì nuôi tôm sú như trước đây. Vì vậy, theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm ước đạt khoảng 1,8- 1,9 tỉ đô la Mỹ, trong đó, tôm thẻ chân trắng sẽ chiếm 50% kim ngạch.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Doanh nghiệp FDI lấn lướt trong thủy sản
  • Xuất khẩu cá tra có thể phải đáp ứng nhiều điều kiện mới
  • Cạnh tranh nguyên liệu: Doanh nghiệp “nội” yếu thế
  • Doanh nghiệp quay quắt vì thiếu nguyên liệu hải sản
  • Cá tra không còn lo đầu ra
  • Bao giờ hết bán đổ bán tháo?
  • Chi phí cho các loại chứng nhận cá tra quá tốn kém
  • Cá tra thừa hay thiếu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container