Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phải xây dựng thương hiệu cá tra, ba sa Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tìm hiểu mô hình khu đô thị mới thị xã Châu Đốc (An Giang).

Chiều 18-3, tại An Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng đại diện lãnh đạo các bộ ngành Trung ương có buổi làm việc với các địa phương ở ĐBSCL bàn biện pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ cá tra, ba sa theo hướng bền vững.

 

Báo cáo của Bộ NN- PTNT và các địa phương vùng ĐBSCL cho biết, diện tích nuôi và sản lượng cá tra, ba sa ở ĐBSCL tăng rất nhanh nhưng không bền vững.  Năm 2008, tổng diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL lên đến trên 6.100ha, sản lượng đạt trên 1 triệu tấn.

 

Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ cá tra trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho sức tiêu thụ giảm.  Trong nước, giá thức ăn thủy sản tăng cao, giá thành nuôi cá tra tăng 40% so với năm 2007. Phần lớn các hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL bị thua lỗ nên đến nay còn 30% diện tích ao nuôi đang bị bỏ không.

 

Theo các đại biểu, do diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL phát triển “nóng”, mối liên kết giữa người nuôi với các đơn vị chế biến và tiêu thụ cá tra chưa chặt chẽ. Các đại biểu đề nghị Bộ NN-PTNT sớm trình Chính phủ xem cá tra là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của quốc gia để có các cơ chế, chính sách thỏa đáng cho loại đặc sản này.

 

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng cá tra, cá ba sa là sản phẩm đặc thù của ĐBSCL đang được tiêu thụ khắp thế giới. Tuy vậy, việc phát triển nghề nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ cá tra, ba sa còn nhiều hạn chế như chưa có quy hoạch, chưa gắn kết, thiếu sự chỉ đạo thống nhất. Trong quy trình nuôi cá tra từ ao nuôi đến bàn ăn chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu.

 

Thủ tướng giao Bộ NN-PTNT phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng đề án đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ cá tra, cá ba sa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Đề án phải nêu rõ cần phát huy lợi thế của nghề nuôi cá tra, cá ba sa theo hướng sản xuất quy mô lớn, quy trình quản lý tiên tiến, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn, thực phẩm, môi trường. Đây phải là ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước mang lại thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh, phải xây dựng thương hiệu cá tra, ba sa Việt Nam. Đồng thời cần xây dựng hệ thống cơ chế chính sách hợp lý để phối hợp quản lý, phát triển hiệu quả bền vững hơn đối với nghề nuôi, chế biến xuất khẩu cá tra, cá ba sa.

 

Thủ tướng thống nhất với đề xuất của Bộ NN-PTNT là thành lập Ban chỉ đạo về sản xuất và tiêu thụ cá tra để thúc đẩy ngành sản xuất này thành ngành sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước; thí điểm và mở rộng quản lý xuất khẩu cá tra, ba sa theo cơ chế thị trường tập trung…

(Theo Saigonnews)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container